Miễn hình phạt được áp dụng rất ít trong xét xử của Tòa án

Một phần của tài liệu Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 62 - 70)

2) Miễn hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật hình sự.

2.3.1.Miễn hình phạt được áp dụng rất ít trong xét xử của Tòa án

M iễn hình phạt là m ột trong những biện pháp th a m iễn m ang tính chất nhân đạo, khoan hồng của pháp luật hình sự V iệt N am đối với người phạm tội. Tuy nhiên, loại b iện pháp tha m iễn này ít được chú trọng áp dụng trong thực tiễn vì nó không phải là biện pháp khoan hồng nhiều nhất, cũng không phải là biện pháp ít k hoan hồng nhất trong những biện pháp tha m iễn có tính khoan hồng. Các nhà nghiên cứu, nhà lập pháp, áp dụng pháp luật ít chú trọng tới nó,

đồng thời m iễn hình phạt cũng là loại biện pháp tha m iễn giáp ranh, liền kề và có nhiều điểm giống nhau về điều kiện áp dụng so với các biện pháp khác, nên việc m iễn hình phạt ít được áp dụng trong thực tiễn là điều khó tránh khỏi.

Theo số liệu thống kê về xét xử sơ thẩm của ngành Tòa án thì trong 10 năm (từ năm 1997-2005), số bị cáo được áp dụng biện pháp m iễn trách nhiệm hình sự và m iễn hình phạt không nhiều, chỉ trên dưới 100 bị cáo và có xu hướng ngày càng được áp dụng ít hơn. N ếu như năm 1998 (trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999), số lượng các bị cáo được áp dụng các biện pháp m iễn trách nhiệm hình sự và m iễn hình phạt là 117 trên tổng số 62.449 bị cáo thì đến năm 2000 chỉ còn là 88/61.491 bị cáo, năm 2001 là 66/58.221 bị cáo, năm 2002 là 32/61.256 bị cáo. Số trường hợp m iễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ chiếm tỷ lệ từ chiếm 0,04% đến 0,18% trên tổng số bị cáo và chỉ chiếm 0,07% đến 0,3% trên tổng số vụ án được đưa ra xét xử. C húng ta có thể thấy rõ về tình hình áp dụng các biện pháp này qua bảng thống kê sau:

Nãm Tổng sô vụ án đã được xét xử Tổng số bị cáo Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt Tỷ lệ miễn HP và miễn TNHS trên sô vụ án xét xử/năm (%) 1997 34649 65366 60 0,17 1998 38712 62449 117 0,30 1999 49856 76634 69 0,14 2000 41409 61491 88 0,20 2001 41136 58221 66 0,16 2002 43012 61256 32 0,07 2003 45949 68365 63 0,14 2004 48287 75453 36 0,07 2005 49935 79318 33 0,06 Tổng 392945 608553 564

N guồn: S ố liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm ỉ 997-2005.

Q ua bảng thống kê số liệu nêu trên cho thấy tình hình áp dụng biện pháp m iễn hình phạt không được thống kê riêng, m à được thống kê chung với

tình hình áp dụng biện pháp m iễn trách nhiệm h ìn h sự. N guyên nhân của việc thống kê chung hai loại biện pháp có tính k h o an hồng là m iễn trách nhiệm hình sự và m iễn hình phạt có thể là do các trường hợp được áp dụng hai loại biện pháp tha m iễn này quá ít, cũng có thể do ý thức chủ quan của người thống kê vì cho rằng người ta không m ấy quan tâm đến số liệu thống kê về loại biện pháp khoan hồng, nhân đạo này. M ặc dù việc thống kê của ngành Tòa án không tách bạch giữa biện pháp m iễn trách nhiệm h ìn h sự và m iễn hình phạt, nhưng qua thực tiễn xét xử cho thấy b iện pháp m iễn hình p h ạ t được áp dụng ít hơn so với biện pháp m iễn trách n h iệm hình sự.

T ham khảo số liệu thống kê về việc áp dụ n g biện pháp m iễn hình phạt đối với người phạm tội tại T òa án nhân dân tỉnh H ò a Bình thì trong 05 năm (từ năm 1999-2004) chỉ có ba trường hợp áp dụng; cò n tại T òa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố H à N ội cũng chỉ có bốn trường hợp được áp dụng m iễn hình p hạt và nhiều địa phương trong nh iều năm kh ô n g áp dụng trường hợp m iễn h ìn h phạt cho người phạm tội nào (như T ò a án nhân dân quận Long Biên, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy).

T heo số liệu thống kê về việc áp dụ n g các b iện pháp m iễn trách nhiệm hình sự, m iễn hình phạt, hình phạt cảnh cáo, án treo đối với m ột số loại tội phạm cụ th ể như: gián điệp; giết người; cố ý gây thư ơ ng tích; hiếp dâm trẻ em; m ua b án phụ nữ; làm nhục người khác; vu khố n g ; xâm phạm chỗ ở của công dân; cướp tài sản; tàng trữ, m ua b án , vận c h u y ể n trái phép, chiếm đoạt chất m a túy; m ôi giới m ại dâm ; chống người thi h àn h cô n g vụ; nhận hối lộ; đưa hối lộ; làm m ôi giới hối lộ; che giấu tội phạm ; và k h ô n g tố giác tội phạm , cho thấy: việc áp dụng m iễn hình p hạt và m iễn trá c h n h iệm hình sự so với hình p h ạt cảnh cáo và án treo đối với các tộ i p h ạm nêu trên từ năm 2001 - 2005 là ít nhất. N ếu n h ư năm 2001, số các trường hợp được áp dụng án treo là 11626; còn số các trường hợp áp dụng h ìn h p h ạt cản h cáo là 116 thì số trường hợp được áp dụng m iễn trách n h iệm h ìn h sự và m iễn h ìn h phạt chỉ có

66 trường hợp; chỉ bằng xấp xỉ khoảng 1/2 so với số trường hợp được áp dụng hình phạt cảnh cáo; và chỉ bằng 0,56% so với số trường hợp được áp dụng án treo. Đ iều này được thể hiện cụ thể q u a bảng thống kê số liệu về việc áp dụng các biện pháp tha m iễn đối với m ột số tội phạm cụ thể như đã nêu sau đây:

Năm Hình phạt cảnh cáo Án treo Miễn TNHS hoặc miễn hình phạt 2001 116 11626 66 2002 86 10519 32 2003 81 14180 63 2004 102 17643 36

N guồn: S ố liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2000-2004.

R iêng đối với trường hợp m iễn hình phạt quy định tại Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 (khoản 3 Đ iều 314): Đ ây là m ột loại tội phạm đặc thù, m ục đích của việc quy định tội phạm này trong Bộ luật hình sự chủ yếu nhằm giáo dục ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm , góp sức xây dựng cộng đổng tốt đẹp, chứ không nhằm trừng phạt, vì vậy khi người phạm tội đã từng có ý thức về việc đấu tranh phòng, chống tội phạm như can ngăn người phạm tội hay hạn c h ế tác hại của tội phạm thì có thể được Tòa án m iễn trách nhiệm hình sự hoặc m iễn hình phạt. Đ ây cũng là loại tội phạm duy nhất được quy định trực tiếp, rõ ràng về việc người phạm tội có thể được m iễn hình phạt. V ì vậy, thường thì biện pháp m iễn hình phạt phải được áp dụng nhiều nhất, nhưng thực tiễn lại cho thấy điều ngược lại: trong suốt 6 năm liền (từ năm 2000-2005) không có trường hợp người phạm tội không tố giác tội phạm nào được áp dụng biện pháp m iễn hình p h ạ t. C húng ta có thể thấy rõ qua bảng thống kê về tình hình áp dụng m iễn trách nhiệm hình sự và m iễn hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm quy định tại Đ iều 314 Bộ luật hình sự năm

TT Tội phạm Điều 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Gián điệp 80 0 1 0 0 0 0 2 Giết người 93 2 0 1 1 1 0 3 Cố ý gây thương tích 104 10 4 3 2 0 4 4 Hiếp dâm trẻ em 112 0 0 0 0 0 0 5 Mua bán phụ nữ 119 0 0 0 0 0 0 6 Làm nhục người khác 121 0 1 0 0 0 0 7 Vu khống 122 0 0 0 0 0 0

8 Xâm phạm chỗ ở của công dân 124 1 1 0 0 0 0

9 Cướp tài sản 133 7 3 2 0 4 3

10 T T .M B .V C .C Đ chất ma túy 194 3 6 0 0 0 0

11 M ôi giới mại dâm 255 0 0 0 1 0 0

12 Chống người thi hành công vụ 257 0 1 0 0 0 2

13 Nhận hối lộ 279 0 0 0 0 0 0

14 Đưa hối lộ 289 0 0 0 0 0 0

15 Làm môi giới hối lộ 290 0 0 0 0 0 0

16 Che giấu tội phạm 313 0 0 0 0 0 0

17 Không tố giác tội phạm 314 0 0 0 0 0 0

N guồn: S ố liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2000-2005

Số liệu thống kê của ngành Tòa án nhân dân đã thể hiện rõ trong suốt 6 năm liền không có trường hợp m iễn hình phạt nào được áp dụng cho người phạm tội không tố giác tội phạm. Đ iều này thể hiện trên thực tế việc áp dụng biện pháp m iễn hình phạt là hạn chế, nhưng việc áp dụng biện pháp m iễn hình phạt cho người phạm tội không tố giác lại càng hạn c h ế hơn. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tính chất của loại tội này. Đối với tội không tố giác tội phạm, người phạm tội không có hành vi trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ ai. H ành vi phạm tội của họ là việc không thực hiện m ột hành vi m à lẽ ra họ phải thực hiện (đó là tố giác tội phạm). H ành vi phạm tội của họ chỉ đơn thuần thể hiện ý thức không tốt trong đấu tranh và phòng, chống tội phạm. Vì vậy, m ục đích của việc quy định trách

nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm không phải nhằm mục đích trừng trị họ m à chỉ nhằm m ục đích giáo dục ý thức đấu tranh phòng và chống tội phạm. Thực tế cho thấy do nhiều nguyên nhân khác nhau m à các cơ quan tiến hành tố tụng rất hạn c h ế truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác tội phạm , chỉ trừ trường hợp quá nghiêm trọng. Do vậy, việc 06 năm liền không có trường hợp nào m iễn hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm là điều dễ hiểu, vì có thể trong 06 năm liền không ai bị truy cứu trách n h iệm h ìn h sự về tội không tố giác tội phạm ; hoặc số người bị xét xử về tội phạm n ày tuy có nhưng quá ít nên việc áp dụng biện pháp m iễn hình phạt đối với loại tộ i phạm này cũng bị hạn chế; m ặt khác, những trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác thường là những trường hợp phạm tội ng h iêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không thể khoan hồng, cần xử lý nghiêm để làm gương cho người khác, nên việc Tòa án cho người phạm tội được m iễn hình phạt là điều khó xảy ra.

N hư vậy, với tính chất là m ột trong những biện pháp tha m iễn của chính sách hình sự nước ta và được quy định tại Bộ luật hình sự nhưng biện pháp m iễn hình p hạt lại chưa được chú trọng và ít được áp dụng trong xét xử. N guyên nhân của việc m iễn hình phạt ít được áp dụng trong xét xử thì có nhiều, nhưng theo chúng tôi chủ yếu tập trung là các nguyên nhân sau:

T h ứ nhất, việc m iễn hình phạt được áp dụng ít trong xét xử xuất phát từ chính quy định m ang tính tùy nghi của pháp luật hình sự. Q uy định của pháp luật hình sự hiện hành không quy định rõ ràng; cũng không có quy định m ang tính bắt buộc về việc áp dụng biện pháp m iễn hình phạt, m à điều luật nào cũng chỉ quy định "... người phạm tội cố th ể được m iễn hình phạt... Chính cụm từ có th ể đã khiến cho Thẩm phán không có thước đo chính xác, căn cứ rõ ràng để áp dụng biện pháp này, m à chủ yếu là dựa vào đánh giá, nhận thức của người T hẩm phán, nên đôi khi họ không chú trọng đến việc áp dụng m iễn hình p h ạt cho người phạm tội, qua đó làm ảnh hưởng và gây thiệt hại đến quyền lợi của người bị kết án.

T h ứ hai, người phạm tội không đủ điều kiện để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự V iệt N am là được m iễn hình phạt. Có nghĩa là người phạm tội không có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc tuy có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đáng được khoan hồng đến mức được m iễn hình phạt. Do vậy, không có căn cứ để Tòa án áp dụng ch ế định m iễn hình phạt đối với người phạm tội. N guyên nhân này là chủ yếu, nhưng không phải là duy nhất.

T h ứ ba, người phạm tội đáng được khoan hồng, phải được N hà nước m iễn hình phạt về tội đã phạm , nhưng không được Tòa án m iễn hình phạt. V iệc Tòa án không m iễn hình phạt cho người phạm tội trong trường hợp này có thể là do tâm lý xét xử; hoặc không nắm vững, hiểu rõ về m iễn hình phạt; hoặc có sự nhầm lẫn giữa m iễn hình phạt với các biện pháp tha miễn có tính khoan hồng khác như: án treo, hình phạt cảnh cáo, m iễn chấp hành hình phạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- V ề tâm lý xét xỉc. bản thân c h ế định ít được áp dụng rộng rãi, nên khi xét xử có tâm lý ngại áp dụng, sợ bị để ý; sợ bị coi là tiêu cực, nhân nhượng cho bị cáo. V ì thế, có T hẩm phán thường chọn giải pháp an toàn là chọn m ột c h ế định nhân đạo, m ột biện pháp có tính khoan hồng gần tương tự với m iễn hình phạt (ví dụ như c h ế định án treo) để áp dụng đối với người phạm tội khi họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đáng được khoan hồng như điều kiện được hưởng c h ế định m iễn hình phạt quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 1999.

- V ề việc nhầm lẫn giữa biện p h á p m iễn hình p h ạ t với các biện ph á p tha m iễn khác. Theo đó, trong thực tiễn còn m ột số cán bộ công tác trong lĩnh vực pháp luật còn không hiểu rõ m iễn hình phạt là gì, thậm chí có người còn chưa bao giờ biết đến k hái niệm m iễn hình phạt trong quá trình công tác, còn có sự nhầm lẫn giữa c h ế định m iễn hình phạt với các biện pháp có tính khoan hồng khác như án treo; m iễn trách nhiệm hình sự; cảnh cáo; m iễn chấp hành hình phạt. Vì không nắm vững quy định về các biện pháp tha m iễn có tính chất khoan hồng như m iễn hình phạt, m iễn trách nhiệm hình sự; hình phạt

cảnh cáo, án treo nên đôi khi m ột số thẩm phán còn lúng túng, nhầm lẫn giữa các biện pháp này. Vì vậy, việc biện pháp m iễn hình phạt ít được áp dụng trong thực tiễn xét xử của các Tòa án cũng là điều dễ hiểu.

V í dụ 1: N guyễn V ăn A. mới 17 tuổi 10 tháng (quận c ., thành phố Hà N ội), vì thương m ẹ ốm nặng không có tiền chữa bệnh, nên A. đã lén lút vào nhà hàng xóm lấy trộm 01 dây chuyền 02 chỉ bằng vàng 9999; A. m ang đi bán được 2.600.000 đổng; A. đưa mẹ đi chữa bệnh hết 1.500.000 đồng, còn

1.100.000 đồng A. m ang về gói vào giấy báo rồi lén bỏ vào cửa sổ nhà hàng xóm để trả lại họ và tự hứa sẽ đi làm kiếm tiền trả nốt số tiền còn lại, nhưng ngay sau đó A. bị bắt. Hành vi phạm tội của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, A. là người chưa thành niên, phạm tội do hoàn cảnh khó khăn và m ẹ đang ốm đau, việc phạm tội xuất phát từ lòng hiếu thảo. Lẽ ra phải áp dụng khoản 4 Đ iều 69 Bộ luật hình sự để m iễn hình phạt cho A. thì Tòa án nhân dân quận c. lại áp dụng Đ iều 60 Bộ luật hình sự để cho N guyễn V ăn A được hưởng án treo là không chính xác.

V í dụ 2: V ào lúc nửa đêm , N guyễn Thị T. 18 tuổi 2 ngày (thành phố H uế) thấy có bóng người đang trèo lan can nhà hàng xóm , nghi là trộm nên T. cầm gậy đứng từ lan can n h à m ình phi sang lan can nhà hàng xóm , phía có bóng người và hô "trộm ". Bóng người trên chính là T rần V ăn B. (chủ nhà hàng xóm ) đi chơi về khuya, không m ang chìa khóa, sợ vợ m ắng nên trèo qua lan can tầng 2 để vào phòng ngủ. T rần V ãn B. đã bị gậy phi trúng người, ngã đập đầu vào tường, gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 14%. Khi sự việc xảy ra, biết đó là Trần V ăn B, N guyễn Thị T. đã vội vã kêu người đến cứu và đưa B. đi bệnh viện, chữa trị vết thương cho B. T rong trường hợp này, nên cho N guyễn Thị T. được m iễn hình phạt vì việc N guyễn Thị T. nghi ngờ Trần Văn B. là kẻ trộm là có cơ sở; bản thân T. mới thành niên, lại là phụ nữ nên hành vi cầm gậy để đánh trộm có thể là do tâm lý sợ hãi, không kiểm soát được hành vi; sau khi phạm tội khai báo thành khẩn, cấp cứu và bồi thường cho người bị

Một phần của tài liệu Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 62 - 70)