2) Miễn hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật hình sự.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về miễn hình phạt phải th ể hiện nguyên tắc nhân đạo của Đ ảng và N hà nước ta trong
đường lối xử ỉý tội phạm và người phạm tội
M iễn hình phạt là m ột trong những c h ế định quan trọng trong luật hình sự V iệt N am thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đ ảng và N hà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời q u a đó nhằm động viên, khu y ên khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Cho nên, để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về m iễn hình phạt đòi hỏi phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện này phải thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đ ảng và N hà nước ta trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội.
N hư chúng ta đã biết, nhân đạo là tinh hoa có giá trị và ý ng h ĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. N hân đạo là nhân tố quan trọng góp phần làm sáng tỏ bản chất ưu việt của xã hội - xã hội chủ nghĩa, nhất là trong giai đoạn xây dựng N hà nước pháp quyền hiện nay. Do đó, Đ ảng và N hà nước ta luôn luôn coi trọng sự cần th iết phải thiết lập và tăng cường thực hiện nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bảo đ ảm phù hợp với truyền thống dân tộc V iệt N am , phù hợp với tình hình kinh tế-chính trị, xã hội, cũng như phù hợp với các giá trị pháp lý tiến bộ của nền văn m inh nhân loại (dân chủ, pháp chế, công bằng...), đồng thời "coi đó là m ột tro n g những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành xây dựng N hà nước pháp quyền V iệt N am xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" [77, tr. 96].
Với tính chất là m ột giá trị pháp lý tiến bộ, nhân đạo thể hiện "ở sự thương yêu, q u ý trọng và bảo vệ con người'' [50, tr. 711] hay "nhằm lợi ích con người" [35, tr. 589]. X ét riêng trong m ối quan hệ với pháp luật, nhân đạo lại có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động ban hành pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật, trong ý thức pháp luật và toàn bộ đời sống pháp lý của xã hội. Trong khi đó, pháp luật phải "mang tính p h á p lý cao, tính khách quan, nhân đạo, thực s ự là đ ạ i lượng của tự do và công bằng, tất cả vì lợi ích của con người" [55, tr. 13]. Do đó, nhân đạo không những là m ột nguyên tắc của pháp luật V iệt N am , m à còn là m ột trong những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự nước ta về m iễn hình phạt. Với tư cách là m ột nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự nước ta, TS. Hồ Sĩ Sơn viết: ''Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự là tư tưởng chủ đạo được ghi nhận trong L uật hình sự ch ỉ đạo hoạt động xây diùig và áp dụng L uật hình sự mà nội dung cơ bản của nó là s ự khoan hồng của Luật hình sự đối với người p hạm tội..." [57, tr. 9].
Thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đ ảng và N hà nước, c h ế định m iễn hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chẳng hạn, về trường hợp m iễn hình phạt, đến lần pháp điển thứ hai luật hình sự bằng việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về m iễn hình phạt cũng đã được sửa đổi, b ổ sung và tiếp tục hoàn thiện, m à cụ thể nó đã được ghi nhận tại m ột điều luật riêng biệt trong Phần chung (Đ iều 54) để áp dụng đối người phạm tội khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử và góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của N hà nước pháp quyền thì nguyên tắc hoàn thiện này đòi hỏi pháp luật hình sự thực định (Bộ lu ật hình sự năm 1999 hiện hành) cần phải bổ sung thêm m ột số trường hợp m iễn hình phạt nữa, nhưng phải quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ những điều kiện, cũng như quy định bổ sung trường hợp nào phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm , tránh việc áp dụng tràn làn, phổ biến và không có
căn cứ, không bảo đảm được nguyên tắc "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết p h ụ c", "nghiêm trị kết hợp với khoan h ồ n g ' trong pháp luật hình sự Việt Nam
nói chung, cũng như trong việc áp dụng ch ế định nhân đạo này đối với người phạm tội và với hành vi phạm tội của họ nói riêng.
Ngoài ra, phương hướng cơ bản này còn đòi hỏi có sự kết hợp các biện pháp cưỡng c h ế hình sự của N hà nước với các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, đòi hỏi phải huy động sức m ạnh của toàn xã hội tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, giáo dục, cảm h ó a người phạm tội, giúp họ sớm h ò a nhập cộng đồng. Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể hữu quan, chính quyền địa phương, cũng như gia đình người phạm tội nói chung, gia đình người được m iễn hình phạt nói riêng cùng tham gia vào việc cải tạo, giáo dục và kiểm tra họ. L àm tốt điều này mới thể hiện rõ nét nguyên tắc nhân đạo của Đ ảng và N hà nước ta trong đường lối đấu tran h , x ử lý tội phạm và người phạm tội.
3.2.3. B ảo đảm tính k ế thừa và phát triển các quy định về m iễn hình phạt của pháp luật hình sự Việt N am với sự tiếp thu họp lý quy định