Kiểm tra, giám sát các quyết định miễn hình phạt cho người bị kết án của

Một phần của tài liệu Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 103 - 107)

Tòa án

Để làm tốt giải pháp này, cơ quan V iện kiểm sát nhân dân các cấp phải thực hiện nghiêm chỉnh m ột số nội dung sau:

T h ứ nhất, phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục và chặt chẽ việc quản lý tin báo tội phạm và phân loại xử lý chính xác. Công tác này phải được phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan thực hiện chính xác, kịp thời ngay từ giai đoạn đầu, có quan điểm rõ ràng và dứt khoát với cơ quan Tòa án về các vụ, bị cáo m à Tòa án quyết định m iễn hình phạt m à điều kiện chưa chính xác, chưa rõ ràng hoặc chưa đúng pháp luật.

T h ứ ha i, phân công cán bộ kiểm sát và th eo dõi các quyết định miễn hình phạt của Tòa án, nếu phát hiện vi phạm phải kịp thời có biện pháp khắc phục, bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng tố tụng sai, đồng thời kiểm điểm làm rõ trách nhiệm để rút kinh nghiệm , chấn chỉnh, nếu có vi phạm thì có biện pháp xử ỉý theo quy định của pháp luật.

3.3.5. G iải pháp tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự về m iễn hình phạt nghiệm lập pháp hình sự về m iễn hình phạt

Trong xu th ế m ở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thì hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên th ế giới về lĩnh vực tư pháp là rất cần thiết. Trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đòi hỏi cần nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về đào tạo cán bộ tư pháp, về đấu tranh phòng và chống tội phạm , về kỹ thuật lập pháp các Bộ luật, các c h ế định hay quy phạm pháp luật; v.v... Do đó, việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung, các quy định của pháp luật hình sự về m iễn hình phạt nói riêng có ý nghĩa quan trọng và là tất yếu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm

quốc tế về chế định này đòi hỏi chúng ta phải tham khảo trước hết pháp luật hình sự các nước có kinh nghiệm lập pháp, các nước khu vực và các nước có quan hệ truyền thống m à chúng ta đã dịch Bộ luật hình sự và (hoặc) Bộ luật tố tụng hình sự nước họ có quy định về m iễn hình phạt làm tư liệu tham khảo lập pháp. V í dụ: Bộ luật hình sự Liên Bang N ga, Vương quốc Thụy Đ iển, N hật Bản, T rung Quốc; v.v... N hững quy định này có thể tham khảo để hoàn thiện pháp luật hình sự V iệt N am . Tuy nhiên, khi tham khảo chúng ta phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và có tính đến sự đồng bộ với các văn bản và đạo luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật. N goài ra, để có kinh nghiệm lập pháp hình sự về m iễn hình phạt, chúng ta còn cần tiến hành m ột số công việc như:

T h ứ nhất, Bộ Tư pháp cần chủ trì hoặc cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác (như: Tòa án nhân dân tối cao, V iện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ C ông an...) tiếp tục cho dịch và in Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của các nước (vì hiện nay chúng ta mới cho dịch và in các Bộ luật này của m ột số nước), đặc biệt là m ột số nước có kinh nghiệm lập pháp phát triển và các nước có quan hệ truyền thống với nước ta. Bởi lẽ, hiện nay chúng ta đang m ở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác về nhiều m ặt, nhiều lĩnh vực với các nước này, đòi hỏi cần phải tìm hiểu pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của nước họ.

T h ứ h a i, trong xu th ế hội nhập khu vực và quốc tế, cần tăng cường cử các đoàn cán bộ bao gồm không chỉ các nhà khoa học L uật hình sự (giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học), m à còn các cán bộ hoạt động thực tiễn (T hẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên...) đi nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự và lập pháp tố tụng hình sự nói chung, về m iễn hình phạt nói riêng của các nước tiên tiến trên th ế giới, cũng như tham khảo các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn các nước ra sao để qua đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước nhà.

KẾT LUẬN

Tóm lại, việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ: " C h ế đ ị n h m i ễ n h ì n h

p h ạ t tro n g L u ậ t h ìn h s ự V iệt N am " cho phép đưa ra m ột số kết luận chung dưới đây.

M ộ t là, m iễn hình phạt là m ột trong những c h ế định quan trọng của pháp luật hình sự V iệt N am , thể hiện chính sách nhân đạo của Đ ảng và N hà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyên khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Việc quy định trong Bộ luật hình sự ch ế định này thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự, đó là bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng c h ế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn ch ế áp dụng các biện pháp m ang tính trấn áp

(trừng trị) v ề m ặt hình sự [77, tr. 100].

H ai là, m iễn hình phạt là chế định nhân đạo và rất có ý nghĩa nhân văn vì nếu áp dụng, nó không để lại hậu quả pháp lý nào cho người bị áp dụng. Ngược lại, sẽ là không công bằng và không ý nghĩa nếu áp dụng không đúng và không chính xác. Do đó, việc giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt, cũng như áp dụng đúng đắn ch ế định m iễn hình phạt sẽ tạo cơ sở pháp lý th u ận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm , bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của N hà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Ba là, m ặc dù các trường hợp m iễn hình phạt đã được quy định m ột cách chính thức và cụ thể trong Bộ luật hình sự nhưng đối với m ỗi trường hợp m iễn hình phạt thì việc hiểu rõ bản chất của nó để áp dụng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng và chưa thống nhất. Vì thế, trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền nhiều khi còn áp dụng chưa đúng với quy định của điều luật, cho nên, trong thực tiễn xét xử cho thấy bên cạnh những quyết định miễn hình phạt có căn cứ và đúng pháp luật thì vẫn còn có m ột số trường hợp áp dụng c h ế định này không có căn cứ và chưa đúng pháp luật, hoặc là áp dụng nhầm lẫn với m ột số c h ế định khác như m iễn trách nhiệm hình sự, m iễn chấp hành hình phạt, án treo... qua đó bỏ lọt tội phạm và gây ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Bốn là, trong giai đoạn xây dựng N hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt N am hiện nay để nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự nói chung và luật hình sự nước ta nói riêng, cũng như để phù hợp với thực tiễn xét xử, dưới góc độ nhận thức - khoa học, nhà làm luật nước ta cần điều chỉnh chế định m iễn hình phạt thành m ột chương riêng biệt (độc lập) tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời ghi nhận bổ sung thêm m ột số trường hợp nhân đạo thường có trong thực tiễn xét xử có thể áp dụng c h ế định này. Đ ồng thời, bên cạnh đó cần có những giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng c h ế định m iễn hình phạt trong thực tiễn, để việc áp dụng nó có căn cứ, hợp pháp và đúng pháp luật.

Và cuối cùng, năm là, ở m ột chừng mực nhất định, luận văn đã phần nào giải quyết được m ột số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh c h ế định m iễn hình phạt, góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu q u ả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm . Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn về m ặt lý luận ch ế định này dưới góc độ khoa học không những là hướng nghiên cứu quan trọng, m à còn là việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Trang 103 - 107)