1. Khái niệm:
- Trong các bộ phận cấu thành của giá trị hàng hĩa: c + v + m, khi (c + v) biểu hiện dưới hình thái tiền thì được gọi là giá thành sản phẩm, hay chi phí sản xuất.
- Trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, cơ cấu giá thành ngồi 2 bộ phận đầu của giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, nĩ cịn bao hàm thêm các khoản: tiền trả lãi vốn vay ngân hàng, các loại tiền phạt.
2. Phân loại:
- Trong kế hoạch hĩa và thống kê giá thành, người ta chia các cặp giá thành như sau: + Giá thành cơng xưởng và giá thành đầy đủ
+ Giá thành cá biệt và giá thành xã hội
- Mỗi cặp giá thành cĩ nội dung kinh tế và ý nghĩa quan trọng nhất định, liên quan đến việc nhận thức và vận dụng nĩ trong các doanh nghiệp. Chẳng hạn, cặp giá thành cơng xưởng và giá thành đầy đủ giúp ta phân biệt rõ giá thành trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và giá thành cĩ tính đến chi phí quản lý và tiêu thụ sản phẩm; cặp giá thành cá biệt và giá thành xã hội giúp các chủ doanh nghiệp so sánh sự hình thành giá cả hàng hĩa của doanh nghiệp cĩ phù hợp với mức giá cả thị trường hay khơng để cĩ biện pháp xử lý kịp thời ...
3. Biện pháp giảm giá thành:
- Tổ chức lại sản xuất, phân cơng lại lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.
- Giảm tỷ lệ hàng phế phẩm, thứ phẩm; nâng tỷ lệ hàng chính phẩm, hàng cĩ chất lượng cao cĩ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Thực hành tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao hiệu quả của quản lý, nhất là vốn và giá thành.