Các hình thức thu nhập 1.Tiền lương, tiền cơng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (Trang 104)

1.Tiền lương, tiền cơng

1.1. Tiền lương

- Tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, dùng để phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ, căn cứ và số lượng và chất lượng mà mỗi người đã đĩng gĩp.

- Cĩ hai hình thức tiền lương:

+ Tiền lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương mà số lượng của nĩ ít hay nhiều tuỳ thuộc theo thời gian lao động của cơng nhân dài hay ngắn.

+ Tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương mà số lượng của nĩ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà cơng nhân đã sản xuất ra, hoặc là số lượng cơng việc đã hồn thành.

- Việc áp dụng hình thức này hay hình thức kia phải căn cứ vào đặc điểm của từng ngành, từng loại cơng việc, từng loại sản phẩm…sao cho tính trội thuộc về ưu điểm của hình thức tiền lương đã được lựa chọn.

- Cần phân biệt tiền lương danh nghĩa với tiền lương thực tế:

+ Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người cơng nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.

+ Tiền lương thực tế: là tiền lương được biểu hiện bằng số lượng hàng hố tiêu dùng và dịch vụ mà cơng nhân mua được bằng tiền cơng danh nghĩa của mình.

- Một chính sách tiền lương được coi là đúng đắn khi nĩ đáp ứng hai yêu cầu:

+ Bù đắp hay tái sản xuât sức lao động khơng chỉ ở mức đơn giản mà cĩ phần mở rộng.

+ Kích thích người lao động hăng hái học tập văn hố, khoa học, kỹ thuật, tay nghề, phát huy sáng kiến tăng năng xuất lao động đưa lại kết quả lao động cao.

- Chính sách tiền lương ở nước ta tuy đã cĩ nhiều cải biến nhưng vẫn chưa phù hợp với nhu cầu chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tiền lương chưa thực sự trở thành địn bẩy thúc đẩy, kích thích người lao động là việc với sự nhiệt tình và sức sáng tạo cao nhất.

- Hướng cải cách tiền lương trong thời gian tới là tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động:

+ Phải gắn chặt tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả cơng việc. + Phải đảm bảo quan hệ hợp lý về thu nhập cá nhân giữa các ngành nghề.

+ Nghiêm trị những kẻ cĩ thu nhập bất chính, tiền tệ hố tiền lương, xố bỏ những đặc quyền, đặc lợi trong phân phối.

1.2. Tiền cơng

- Là hình thức thu nhập của người lao động ở trong các doanh nghiệp tư bản, tư nhân, các hợp tác xã cổ phần, các cơng ty cổ phần, các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi…

- Căn cứ để xác định tiền cơng là giá trị sức lao động.

2. Lợi nhuận, lợi tức, cổ phần

* Lợi nhuận: là hình thức thu nhập của các chủ tư bản, tư nhân trong TKQĐ lên CNXH, được nhà nước thừa nhận trong khuơn khổ pháp luật.

- Gía trị mới thu được của các nhà tư bản, tư nhân sau khi khấu trừ đi chi phí về TLSX, được phân chia thành:

+ Trả nợ cho cơng nhân làm thuê và những người quản lý. + Nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà nước.

+ Phần cịn lại là lợi nhuận của các nhà tư bản.

* Lợi tức: Là hình thức thu nhập từ vốn cho vay, được huy động thơng qua các hình thức tín dụng, các quỹ tiết kiệm…

- Mức độ lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ suất lợi tức. Tỷ suất này lên xuống theo quan hệ cung cầu về tiền cho vay, quan hệ cung cầu về hàng hố, chỉ số giá cả và tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ.

* Cổ tức: Là hình thức thu nhập giữa các cổ đơng trong các cơng ty cổ phần và thu nhập của người mua trái phiếu do các cơng ty cổ phần hoặc nhà nước phát hành.

- Mức cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào mệnh giá ghi trên cổ phiếu.

3. Thu nhập từ quỹ phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội

- Ngồi những khoản thu nhập dưới hình thức tiền lương, tiền cơng, lợi nhuận, lợi tức…mỗi cá nhân cịn được nhận những khoản thu nhập từ các quỹ phúc lợi của tập thể, của xã hội như: trợ cấp khĩ khăn, sinh đẻ, ốm đau, tiền cứu tế xã hội, tiền hưu trí, tiền bảo hiểm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hình thức này gĩp phần hổ trợ, bổ sung thu nhập cho các tầng lớp dân cư và làm giảm đi sự bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (Trang 104)