Các phạm trù của tái sản xuất: 1 Khái niệm tái sản xuất:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (Trang 36)

1. Khái niệm tái sản xuất:

Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp lại thường xuyên và phục hồi khơng ngừng.

- Xét theo phạm vi, cĩ:

+ Tái sản xuất cá biệt: Là quá trình tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế, từng doanh nghiệp.

+ Tái sản xuất xã hội: Là tổng thể tái sản xuất cá biệt trong mối liên hệ hữu cơ với nhau.

- Xét theo qui mơ, cĩ:

+ Tái sản xuất giản đơn: Là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mơ như cũ. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, chỉ đạt mức đủ nuơi sống con người, chưa cĩ hoặc cĩ rất ít sản phẩm thặng dư, những sản phẩm làm ra được tiêu dùng hết cho nhu cầu cá nhân.

+ Tái sản xuất mở rộng: Là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mơ lớn hơn trước. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản xuất lớn, năng suất lao động vượt ngưỡng cửa sản phẩm tất yếu, tạo ra sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. Sản phẩm thặng dư là nguồn gốc để tích luỹ tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất mở rộng gồm 2 hình thức:

* Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: Là sự mở rộng qui mơ sản xuất, tăng thêm sản phẩm làm ra nhờ sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực của sản xuất; trong khi năng suất và hiệu quả của các yếu tố sản xuất đĩ khơng thay đổi.

* Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu: Là sự tăng lên của sản phẩm chủ yếu do tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Cịn các nguồn lực được sử dụng cĩ thể khơng thay đổi, giảm hoặc tăng lên, nhưng mức tăng của chúng nhỏ hơn mức tăng của năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đĩ trong sản xuất.

2. Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội:

Tái sản xuất xã hội bao gồm các khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Mỗi khâu cĩ một vị trí nhất định, song giữa chúng cĩ mối quan hệ hữu cơ với nhau.

- Sản xuất là khâu mở đầu, trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm xã hội phục vụ cho tiêu dùng. Sản xuất giữ vai trị quyết định đối với tiêu dùng. Qui mơ và cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định qui mơ và cơ cấu tiêu dùng; chất lượng và tính chất của sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng.

- Tiêu dùng là khâu cuối cùng, kết thúc một quá trình sản xuất.

+ Tiêu dùng cĩ 2 loại: Tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân. + Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích của sản xuất.

+ Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực của sự phát triển sản xuất.

+ Với tư cách là mục đích và động lực của sản xuất, tiêu dùng cĩ tác động trở lại đối với sản xuất.

- Phân phối bao gồm phân phối các yếu tố sản xuất và phân phối các sản phẩm tiêu dùng.

+ Phân phối cho sản xuất: Là phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm.

+ Phân phối cho tiêu dùng: Là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đĩng gĩp của họ vào việc tạo ra sản phẩm (dưới dạng thu nhập).

+ Qui mơ và cơ cấu của phân phối là do số lượng, chất lượng, đối tượng phân phối, qui mơ và cơ cấu của sản xuất quyết định.

+ Phân phối cũng tác động trở lại sản xuất.

- Trao đổi là khâu nối liền với sản xuất, bao gồm trao đổi hoạt động thực tiễn trong quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm xã hội.

+ Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.

+ Trao đổi là khâu kế tiếp của phân phối, là sự phân phối lại cái đã được phân phối, làm cho quá trình phân phối được cụ thể hĩa, thích ứng với mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư và trong các doanh nghiệp.

+ Trao đổi cũng tác động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng, khi nĩ phân phối lại, cung cấp sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng. Sự tác động này theo 2 hướng: nếu trao đổi phù hợp thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất nếu trao đổi khơng phù hợp.

Tĩm lại: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng thành một thể thống nhất

của quá trình tái sản xuất. Chúng cĩ quan hệ biện chứng với nhau. Trong đĩ sản xuất là gốc, là cơ sở, là tiền đề đĩng vai trị quyết định; tiêu dùng là động lực, là mục đích của sản xuất; phân phối và trao đổi là những khâu trung gian tác động mạnh mẽ đến sản xuất và tiêu dùng.

3. Những nội dung chủ yếu của tái sản xuất

3.1. Tái sản xuất của cải vật chất

- Của cải vật chất được sản xuất bao gồm TLSX và TLLD, do vậy tái sản xuất của cải vật chất là tái sản xuất TLSX và TLLD. Trong đĩ:

+ Tái sản xuất TLSX cĩ ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất TLTD.

+ Tái sản xuất TLSX ngày càng được mở rộng và phát triển thì càng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển TLTD.

+ Tái sản xuất TLTD lại cĩ ý nghĩa quyết định đối với việc tái sản xuất sức lao động của con người.

- Kết quả tái sản xuất của cải vật chất của xã hội được xem xét trên cả 2 mặt: + Về hiện vật: Gồm tồn bộ TLSX và TLTD.

+ Về giá trị: Gồm bộ phận giá trị TLSX bị tiêu dùng trong xã hội và bộ phận giá trị mới sáng tạo (giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư do sức lao động tạo ra).

+ Nếu ký hiệu: c là giá trị TLSX.

v là giá trị sức lao động.

m là giá trị của lao động thặng dư. => Giá trị của tổng sản phẩm xã hội là c + v + m.

- Sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội phụ thuộc vào các nhân tố như: + Tăng qui mơ và hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

+ Tăng khối lượng lao động. + Tăng năng suất lao động.

Trong đĩ tăng năng suất lao động là yếu tố vơ hạn. Là qui luật kinh tế chung cần được coi trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội.

3.2. Tái sản xuất sức lao động

- Tái sản xuất sức lao động phụ thuộc vào sự phát triển của LLSX và QHSX cĩ ý nghĩa quyết định, là bản chất của QHSX thống trị.

- Sự phát triển của LLSX, khoa học và cơng nghệ gắn liền với tiến bộ xã hội, làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng cả về số lượng và chất lượng.

+ Tái sản xuất sức lao động về số lượng: Chịu sự chi phối của nhiều điều kiện khác nhau, trước hết là sự chi phối bởi quy luật nhân khẩu của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định

Quy luật này yêu cầu đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng sức lao động của quá trình tái sản xuất xã hội. Nĩ chịu sự tác động của các nhân tố:

Tốc độ tăng dân số luơn tỷ lệ thuận với số cung sức lao động cho tái nhu cầu về số lượng và tính chất của lao động cho tái sản xuất.

Xu hướng thay đổi trình độ kỹ thuật cơng nghệ kéo theo sự thay đổi nhu cầu về số lượng và tính chất của lao động theo hướng chuyển từ thủ cơng lên cơ khí và tự động hố.

Năng lực tích lỹ vốn để mở rộng của mỗi quốc gia trong những thời ký nhất định.

+ Tái sản xuất sức lao động về chất lượng: Thể hiện ở việc tái sản xuất ra thể lực và trí lực của người lao động qua các chu kỳ sản xuất. Phụ thuộc vào các nhân tố:

• Mục đích của nền sản xuất của mỗi xã hội nhất định. • Chế độ phân phối sản phẩm và vị trí của người lao động.

• Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ.

• Chính sách giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhât định.

3.3. Tái sản xuất quan hệ sản xuất

Là quá trình phát triển, cũng cố và hồn thiện các quan hệ giữa người với người trên các mặt:

- Về sở hữu TLSX.

- Về quan hệ tổ chức quản lý. - Về quan hệ phân phối sản phẩm.

- Làm cho QHSX thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của LLSX.

3.4. Tái sản xuất mơi trường sinh thái

Quá trình tái sản xuất và mơi trường sinh sống của sinh vật và mơi trường con người khơng thể tách rời tự nhiên.

Nhưng do:

- Phát triển mạnh mẽ cơng nghiệp.

- Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. - Hậu quả của chiến tranh.

- Chạy đua thử thách và thử nghiệm vũ khí của chiến tranh. - Khả năng xử lý chất thải của sản xuất cơng nghiệp.

Nên gây tổn hại đến mơi trường sinh thái một cách nghiêm trọng.

Vì vậy, việc bảo vệ và tái sản xuất ra mơi trường sinh thái như: Khơi phục và tăng thêm độ màu mỡ của đất đai, làm sạch nguồn nước và khơng khí .... để đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia, của cả lồi người trở thành nội dung tất yếu của tái sản xuất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w