5. Kết cấu của đề tài
3.5.2 Vấn đề nguồn nhân lực
Đội ngũ lao động trong ngành công nghiệp bao gồm: nhân viên quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật…Ta đã biết, công nghiệp hoá-hiện đại hoá không thể thiếu những con người được đào tạo chuyên môn. Thực tế hiện nay con người hoàn toàn có thể làm chủ được khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và tiếp thu cái mới rất nhanh. Tuy nhiên, công nghệ được cải tiến liên tục do vậy chúng ta phải có kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát triển của tỉnh cũng như cả nước về đào tạo và huấn luyện. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những ai có khả năng đều được tu nghiệp ở nước ngoài.
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ thích hợp nhất đối với sự phát triển công nghiệp: cứ 13 lao động thì có khoảng 10 lao động lành nghề bậc 3/7 trở lên (chiếm tỷ trọng 76.29%), 3 người còn lại là trung cấp kỹ thuật và cử nhân trở lên (chiếm 23.08 %). Do vậy, phải đặc biệt coi trọng cán bộ khoa học và cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh nhưng cần chú trọng đến lực lượng lao động có tay nghề.
Lực lượng lao động hiện nay cho các ngành công nghiệp không thiếu về số lượng nhưng thiếu về chất lượng mà thôi, tức là trong đội ngũ lao động cho ngành công nghiệp của tỉnh đang thiếu hụt về lực lượng công nhân có đào tạo chuyên môn giỏi, vì vậy đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải thuê mướn lao động ở các vùng lân cận.
Có những chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu và ứng dụng thành tựu công nghệ mới, cần công bố rõ quyền lợi, phần thưởng cho công trình nghiên cứu của họ khi được sử dụng. Tỉnh cần có những biện pháp hổ trợ sinh viên có
nguyện vọng về tỉnh công tác về chi phí học tập nghiên cứu và điều kiện sinh sống. Có như thế nhân lực của tỉnh mới hội tụ được các nhân tài cho tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần thiết có chính sách thu hút nhân lực có trình độ từ các địa phương lân cận.