Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 86)

5. Kết cấu của đề tài

3.4Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính

3.4.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước

Để một nền kinh tế có thể phát triển được, yếu tố quan trọng là phải huy động được nguồn lực tài chính tài trợ cho các kế hoạch phát triển. Để huy động được nguồn lực tài chính trong và ngoài nước thì bản thân các nhà khai thác và sử dụng vốn phải tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã thu hút được.

Để tạo được sức bật cho nền kinh tế, chúng ta không thể đề cập đến việc thu hút nguồn vốn bên ngoài, kể cả hai hình thức ODA và FDI. Tuy nhiên nguồn vốn này thường có tính chất ổn định, để tránh tình trạng khủng hoảng do sự tháo chạy của các nhà đầu tư thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước là một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Một khi chúng ta đã sử dụng tốt các nguồn lực tài chính trong nước thì việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của chúng ta để an tâm cho các quyết định đầu tư của họ vào nước ta là chuyện đương nhiên.

3.4.2 Sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước

Vốn ngân sách nhà nước được dùng để chi tiêu dùng cho xã hội và chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi tiêu dùng xã hội không thể tính toán định lượng về mặt hiệu quả một cách rõ rệt do không thu hồi lại được. Các khoản chi cho đầu tư phát triển thì ngược lại, sau một quá trình đầu tư chúng được thu hồi lại với một hiệu quả rõ rệt. Dưới sự chi phối của luật doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều bình đẳng, chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình. Hiện nay chi cho đầu tư phát triển đang dần được gom về một đầu mối đó là việc nhà nước đã thành lập tổng công ty quản lý và sử dụng vốn của nhà nước để quản lý các nguồn vốn đầu tư của NSNN đang sử dụng cho mục đích kinh doanh.

3.4.3 Cơ chế và chính sách tài chính

Trong quá trình phát triển, chúng ta cần nhanh chóng chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp.

Tuy nhiên để đảm bảo quá trình xây dựng phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài chính phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ tài chính, quan trọng nhất là phải đổi mới hệ thống thuế theo hướng đơn giản hóa, tăng dần tỷ

trọng thuế trực thu, cải tiến quy trình thu thuế, bảo đảm sử dụng thuế như một công cụ hiệu lực và hiệu quả cao.

Hoàn thiện cơ chế huy động, sử dụng vốn trong và ngoài nước. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ cấu chi và nâng cao hiệu quả chi. Lành mạnh hóa cơ cấu nói riêng và quan hệ tài chính của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các DNNN, áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các DN.

Tích cực tác động điều chỉnh tài chính dân cư theo hướng nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, thay đổi cơ cấu tiêu dùng, nâng cao tỷ lệ bảo hiểm trong xã hội. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, các chuyên gia và nhân viên nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

3.5 Giải pháp gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại Kiên Giang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 Giang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nguồn lực tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2006 đến 2011 cho thấy mặc dù các nguồn lực tài chính có sự tăng trưởng tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của tỉnh. Các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang là:

- Kiên Giang là một trong bốn tỉnh, thành phố được xác định là vùng kinh tế

trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long, đóng vai trò quan trọng về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nông – lâm - thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông – lâm - thủy sản của cả nước.

- Tiềm năng về quỹ đất để phát triển nông nghiệp còn khá lớn, thuận lợi phát

triển các loại cây trồng như lúa, khóm, mía, tiêu, tràm, …

- Vị trí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang nhiều tiềm năng và lợi thế

kinh tế phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế và nhiều tài nguyên du lịch cảnh quan, văn hóa, lịch sử... Đồng thời, với vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan nên Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.

- Tiềm năng du lịch biển, đảo: Kiên Giang là 1 trong 28 tỉnh, thành phố của cả

loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… với những bãi tắm tuyệt đẹp, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh phong phú và đa dạng.

Nếu so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, vì tạo hóa đã ban tặng cho Kiên Giang - vùng đất nơi cuối trời phía Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam - nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến đó là thắng cảnh Hà Tiên và đảo ngọc Phú Quốc. Đặc biệt, Phú Quốc nổi tiếng với những bãi biển rất thơ mộng, rực nắng, có thể tắm mát quanh năm. Do vậy, Phú Quốc được chọn là nơi đầu tư phát triển Du lịch Sinh thái, Nghỉ dưỡng chất lượng cao cho cả khu vực và quốc tế. Với định hướng phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch trên đảo, góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch lớn trong cả nước, có cảng hàng không quốc tế. Ngoài Phú Quốc, Kiên Giang còn sở hữu hai thắng cảnh nổi tiếng của vùng là Hà Tiên và Kiên Lương, thêm vào đó là 2 Vườn quốc gia U Minh Thượng và Vườn quốc gia Phú Quốc lớn nhất Đông Nam Á, có khu bảo tồn biển phía Nam đảo Phú Quốc.

- Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng Sông cửu long có trữ lượng đá vôi

khá lớn, khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng đá xây dựng cũng khá phong phú.

Nhìn chung, Kiên Giang sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi hấp dẫn thu hút các nguồn lực đầu tư tài chính trong nước cũng như đầu tư của nước ngoài.

Trong thời gian qua Kiên Giang đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và đã đạt được nhiều kết quả thật khả quan. Để thực hiện tốt hơn trong việc đẩy mạnh phát triển thì việc kết hợp giữa các ngành có liên quan là hết sức quan trọng.

Để Kiên Giang tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và hội nhập, vấn đề quan tâm đầu tiên là xây dựng quy hoạch tốt từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết cũng như các quy hoạch chuyên ngành (du lịch, xây dựng, thủy sản). Giải pháp thứ 2 là đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt về giao thông, quan tâm đến hệ thống cấp điện, nước. Thứ 3 là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Giải pháp thứ 4 là huy động các nguồn lực đầu tư thông qua cơ chế chính sách

thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh chóng không mất thời gian của nhà đầu tư. Đây là bốn nhóm giải pháp cơ bản mang tính đột phá và song song đó Kiên Giang cũng thực hiện nhiều giải pháp tổng thế khác.

3.5.1 Giải quyết vốn cho các doanh nghiệp

Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhằm đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề-trình độ quản lý cho nguồn lao động là một vấn đề bức xúc của Kiên Giang hiện nay. Như vậy, để huy động nguồn vốn này sẽ lấy ở đâu ra, cách thức huy động ra sao? Do đó, phải có những định chế tài chính thích hợp để tài trợ hay hỗ trợ cho nhu cầu vốn của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm huy động thật nhiều vốn và chú trọng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở đó môi trường đầu tư thuận lợi, nguồn vốn có thể huy động như sau: Sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương, vốn cho vay với lãi suất ưu đãi và vốn ODA để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp và dùng một phần vốn ngân sách để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các xí nghiệp hiện có.

Cân đối nguồn vốn ngân sách, tín dụng và vốn vay ODA dành cho đầu tư quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư, phát triển hạ tầng cơ sở cho các khu, cụm, điểm công nghiệp. Vốn ODA được sử dụng vào lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản.

Cần tranh thủ thu hút nguồn vốn FDI bằng xây dựng cơ chế thông thoáng, khuyến khích và bảo hộ một cách nhất quán và lâu dài. Để thu hút được nguồn vốn FDI của nước ngoài, Kiên Giang ngoài việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một, cần có một số cơ chế ưu đãi mạnh hơn so với các vùng đã có công nghiệp phát triển như: hỗ trợ tối đa tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu, chi phí đào tạo lao động kỹ thuật.

Chuyển nhượng phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp lớn trực thuộc tỉnh cho các tổng công ty nhà nước như: công ty dược, công ty bia, công ty đường…hoặc một số bộ phận của các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động hiệu quả cao nhằm huy động tối đa vốn từ trung uơng để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn.

Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp. Xây dựng chương trình kêu gọi đầu tư trực tiếp của người nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp trong nước vào một số công trình trọng điểm và tổ chức thường xuyên các hoạt động giới thiệu, xúc tiến đầu tư đối với các đối tác trong và ngoài nước.

Huy động vốn để đầu tư phát triển công nghiệp hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở dưới hình thức: BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh).

3.5.2 Vấn đề nguồn nhân lực

Đội ngũ lao động trong ngành công nghiệp bao gồm: nhân viên quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật…Ta đã biết, công nghiệp hoá-hiện đại hoá không thể thiếu những con người được đào tạo chuyên môn. Thực tế hiện nay con người hoàn toàn có thể làm chủ được khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và tiếp thu cái mới rất nhanh. Tuy nhiên, công nghệ được cải tiến liên tục do vậy chúng ta phải có kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát triển của tỉnh cũng như cả nước về đào tạo và huấn luyện. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những ai có khả năng đều được tu nghiệp ở nước ngoài.

Theo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ thích hợp nhất đối với sự phát triển công nghiệp: cứ 13 lao động thì có khoảng 10 lao động lành nghề bậc 3/7 trở lên (chiếm tỷ trọng 76.29%), 3 người còn lại là trung cấp kỹ thuật và cử nhân trở lên (chiếm 23.08 %). Do vậy, phải đặc biệt coi trọng cán bộ khoa học và cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh nhưng cần chú trọng đến lực lượng lao động có tay nghề.

Lực lượng lao động hiện nay cho các ngành công nghiệp không thiếu về số lượng nhưng thiếu về chất lượng mà thôi, tức là trong đội ngũ lao động cho ngành công nghiệp của tỉnh đang thiếu hụt về lực lượng công nhân có đào tạo chuyên môn giỏi, vì vậy đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải thuê mướn lao động ở các vùng lân cận.

Có những chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu và ứng dụng thành tựu công nghệ mới, cần công bố rõ quyền lợi, phần thưởng cho công trình nghiên cứu của họ khi được sử dụng. Tỉnh cần có những biện pháp hổ trợ sinh viên có

nguyện vọng về tỉnh công tác về chi phí học tập nghiên cứu và điều kiện sinh sống. Có như thế nhân lực của tỉnh mới hội tụ được các nhân tài cho tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần thiết có chính sách thu hút nhân lực có trình độ từ các địa phương lân cận.

3.5.3 Khoa học và công nghệ

Tập trung đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong các doanh nghiệp vì đây là yếu tố quyết định sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững cho các ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

Thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường về sản phẩm với phương án đổi mới công nghệ cao, nghĩa là doanh nghiệp căn cứ khả năng tài chính của mình tiến hành tổ chức điều tra nghiên cứu về nhu cầu thị trường và xu thế tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm đưa ra phương án đổi mới công nghệ phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp.

Tăng cường năng lực nội sinh về khoa học công nghệ của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Vì rằng năng lực nội sinh là điều kiện quyết định sự thành công của quá trình đổi mới công nghệ, năng lực đó nằm ở bên trong các doanh nghiệp nằm ở mối liên kết khoa học với sản xuất và ở các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhanh chóng phát triển hệ thống thông tin, tư vấn dịch vụ về hoạt động khoa học công nghệ trong ngành và cả tỉnh Kiên Giang, làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích của việc đổi mới khoa học công nghệ trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước là điều tất yếu, là con đường ngắn nhất giúp Kiên Giang sớm thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì thông tin trao đổi đầy đủ kịp thời sẽ giúp các doanh nghiệp nắm vững những biến động của thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn hình thức đầu tư, thị trường tiêu thụ, cơ cấu mặt hàng sản xuất. Để thực hiện điều này, tỉnh cần thành lập lại tổ khoa học kỹ thuật trực thuộc Uỷ ban nhân dân để biên soạn tài liệu khoa học-kỹ thuật chuyên ngành sản xuất kinh doanh, đồng thời là trung tâm hướng dẫn tư vấn công nghiệp hoá-hiện đại hoá cho các doanh nghiệp. Bên cạnh, tổ còn tổ chức kiểm tra tay nghề cho công nhân, tổ chức hội thi, hội thảo khoa học - kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Tỉnh cần tiếp thu một cách tích cực các ý kiến

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 86)