5. Kết cấu của đề tài
2.3.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động từ thu ngân sách
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) Thu từ XNK 44.294 1,7 29.585 0,8 36.828 1,0 34.151 0,7 35.000 0,7 35.700 0,7 Thu nội địa 966.647 37,4 1.214.087 32,9 1.510.706 40,8 1.784.789 39,5 2.045.000 42,5 2.351.750 44,0 Thu QL qua NS 482.317 18,6 632.652 17,1 667.307 17,9 820.829 18,1 755.000 15,7 830.500 15,0 Thu TCNS 715.263 27,7 1.125.780 30,5 1.441.675 38,8 1.887.369 41,7 1.864.869 38,7 2.051.326 38,0 Thu khác 378.328 14,6 691.923 18,7 55.591 1,5 - 0 113.087 2,4 124.396 2,3 Tổng cộng 2.586.849 100 3.694.027 100 3.721.107 100 4.527.138 100 4.812.956 100 5.393.702 100
Nguồn vốn từ ngân sách là nguồn vốn vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong những năm trở lại đây, tổng thu ngân sách tại tỉnh Kiên Giang không ngừng được gia tăng, năm 2007 tổng nguồn thu tăng khá cao so với năm 2006, tăng hơn 1.107.178 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 42,8%, do thời gian này tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế trên toàn địa bàn, tạo lợi thế cho tất cả các lĩnh vực cùng phát triển, thực hiện tốt chủ trương phát triển của Chính phủ làm tăng nhanh nguồn thu nội địa, và vì được tập trung phát triển kinh tế của một tỉnh nằm vùng cực Tây của tổ quốc nên tăng nhanh nguồn thu trợ cấp ngân sách từ cấp trên.
Bảng 2.8: So sánh nguồn huy động ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2011 So sánh
Chỉ tiêu
Số tương đối (%) Số tuyệt đối (triệu đồng)
2007/2006 42,80 1.107.178
2008/2007 0,73 27.080
2009/2008 21,66 806.031
2010/2009 6,31 285.818
2011/2010 12,07 580.746
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Đến năm 2008 nguồn huy động ngân sách nhà nước có tăng so với năm 2007 nhưng tỷ lệ tăng không nhiều chỉ 0,73% cũng như năm 2007, trong năm 2008 nguồn thu chủ yếu từ hai nguồn là thu từ nội địa và thu từ hỗ trợ cấp trên là chủ yếu và khoản thu về xuất nhập khẩu trong năm 2008 có giảm sút, do ảnh hưởng của nền kinh tế nhiều mặt hàng trong tỉnh không thể xuất khẩu. Năm 2009 tăng 21,66% so với năm 2008, tổng nguồn thu từ ngân sách nhà nước năm 2010 tăng chỉ 6,31% so với năm 2009 và cuối cùng là tổng nguồn thu từ ngân sách nhà nước năm 2011 tăng 12,07% so với năm 2010. Nhìn chung trong tổng nguồn thu từ ngân sách nhà nước của Kiên Giang từng năm trong giai đoạn 2006-2011 đều tăng lên, điều này cho thấy tỉnh Kiên Giang đã có chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển toàn diện nên mới tạo ra được nguồn thu.
Bảng 2.9: Tình hình chi ngân sách cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) Chi ĐTPT 551.416 21,3 984.970 26,7 652.501 17,5 865.289 20,6 1.128.278 23,9 1.241.106 21,9 Chi thường xuyên 1.286.214 49,7 1.630.097 44,1 2.137.389 57,4 2.529.027 59,8 2.711.310 57,6 3.253.572 57,5 Khoản chi khác 749.219 29,0 1.078.960 29,2 922.217 25,1 830.175 19,6 973.368 18,5 1.168.043 20,6 Tổng cộng 2.586.849 100 3.694.027 100 3.721.107 100 4.225.190 100 4.706.172 100 5.662.721 100
Trong tổng nguồn vốn thu từ ngân sách hầu như đều phải chi ra hết hàng năm nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế cho tỉnh, từ số liệu thực tế chúng ta thấy rằng các khoản chi hằng năm đều tập trung nhiều cho chi thường xuyên như: Chi an ninh quốc phòng, chi trợ cấp các mặt hàng, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chi ngân sách nhà nước theo chương trình kế hoạch, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, tiếp tục huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chi thực hiện chủ trương của Chính phủ: hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ dầu thấp sáng cho đồng bào dân tộc, hỗ trợ các đối tượng thuộc chương trình 135, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch và tiêu huỷ heo bị bệnh, hỗ trợ nông dân bị thiệt hại sản xuất do nắng hạn…các khoản chi này chiếm tỷ số rất lớn: cụ thể năm 2006 chiếm 49,7% trong tổng nguồn chi, tỷ lệ vốn đầu tư vào chi thường xuyên có giảm trong năm 2007 là 44,1%, và tỷ lệ vốn ngân sách chi cho các năm từ 2008 đến 2011 đều tăng đáng kể.
Bên cạnh chi cho thường xuyên nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển hàng năm cũng thay đổi liên tục, các khoản chi cho đầu tư phát triển trong
tỉnh là các khoản chi vào các hoạt độngtăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển
kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội, cụ thể năm 2006 tỷ lệ vốn từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển với tỷ lệ 21,3%, năm 2007 chiếm tỷ lệ 26,7% và đến năm 2008 do tình hình biến động chung của nền kinh tế nên việc chi phát triển trong năm này cũng giảm chiếm 17,5%, từ năm 2009 đến năm 2011 tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tăng cường chi cho đầu tư phát triển hơn. 2.3.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Bảng 2.10: Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn TDĐT phát triển (tỷ đồng) 52,00 284,46 188,65 483,26 254,00 279,4 Tỷ lệ so với tổng số vốn đầu tư (%) 0,81 3,4 1,73 3,57 1,63 1,79
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Chính sách tín dụng là sự khẳng định tính đúng đắn trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Tín dụng đầu tư phát triền của nhà nước
đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế. Từ số liệu thực tế của bảng 2.10 cho chúng ta thấy một điều là trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2006-2011 thì phần nhiều nguồn vốn từ tín dụng đầu tư phát triển, nguồn vốn này đã đóng một vai trò quan trọng, từng bước xóa bỏ chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của người dân. Nguồn vốn này đã đầu tư hỗ trợ một số lĩnh vực trọng điểm của kinh tế tỉnh như xây dựng hàng trăm đường dây 500KV, 220KV, hàng trăm ngàn km cầu đường, hình thành và nâng cấp, mở rộng các khu KCN, KCX đáp ứng nhiều nhu cầu XNK hàng hóa dịch vụ.
Xuất phát đầu tư từ nguồn vốn tín dụng phát triển nhà nước tạo sự chuyển biến trong khai thác các nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, giải quyết các vấn đề xã hội: đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều trường học, bệnh viện, trạm xã,…tạo việc làm, ổn định cuộc sống, bảo vệ môi trường sức khoẻ, nâng cao mức sống cho người dân trong tỉnh.
2.3.3 Vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước
Bảng 2.11: Vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn đầu tư DNNN (tỷ đồng) 1.317 1.148,12 1.200,63 1.987,67 3.000 3.083
Tỷ lệ so tổng vốn đầu tư (%) 20,41 13,73 11,02 14,70 19,25 19,78
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Từ bảng số liệu 2.11, cho thấy nguồn vốn ở DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2006 tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong tổng vốn đầu tư là 1.317 tỷ đồng, chiếm 24,41%, từ những năm 2007 đến năm 2009 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên nguồn vốn này đã có chiều hướng đi xuống và đến từ năm 2011 đến nay hiện nguồn vốn này đang đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, trong quá trình CNH- HĐH trong toàn tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hàng năm số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Bảng 2.12: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế Ngành Kinh tế Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 19 65 86 89
2. Thủy sản 531 425 407 403
3. Công nghiệp 334 385 364 378
4. Xây dựng 169 196 253 305
5. Thương mại 614 661 707 731
6. Các ngành còn lại 254 310 349 365
(Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang năm 2007-2010)
Với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp những năm qua đã nâng tổng doanh thu cả khối doanh nghiệp năm 2005 đạt 14.532 tỷ đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2001 chiếm 45,28% giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) của nền kinh tế tỉnh. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước đạt 7.601 tỷ đồng, chiếm 53,32% tổng doanh thu của các loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài nhà nước với tổng doanh thu đạt 6.860 tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng doanh thu của khối doanh nghiệp.
Với số lượng doanh nghiệp hàng năm tăng lên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đây cũng là điều kiện thuận lợi mà tỉnh đã huy động được nguồn vốn trong toàn tỉnh, thu hút với một lượng vốn đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế
2.3.4 Vốn từ dân cư và DNNQD Bảng 2.13: Vốn từ dân cư và DNNQD Bảng 2.13: Vốn từ dân cư và DNNQD ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn dân cư và DNNQD 3.702,74 5.486,82 7.650,42 7.795,34 9.500,00 11.590,00 Tỷ lệ so với tổng số ĐT 57,39 65,61 70,22 57,66 60,96 62,5
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Bảng 2.13 cho chúng ta thấy rằng, vốn huy động từ dân chúng và DNNQD là nguồn vốn không hề nhỏ, hàng năm từ giai đoạn 2006-2011 tỷ lệ vốn, nguồn vốn huy động được trong dân là do người dân có thói quen dự trữ lượng vàng, tiền mặt và ngoại tệ rất nhiều và khi không có nhu cầu chi tiêu hầu hết người dân họ sẽ mang tiền vào gửi các ngân hàng nhằm mục đích có thể sinh lời cho bản thân họ. Và thực tế khi phát hành trái phiếu chính phủ thì khu vực từ dân cư là nơi có thể huy động hàng ngàn
tỷ đồng. Nhiều hộ kinh doanh đã trở thành đơn vị kinh tế năng động trong lĩnh vực kinh doanh địa phương. Ở một mức độ nhất định các hộ gia đình sẽ là một số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Bên cạnh nguồn vốn từ dân cư, thì trong những năm gần đây sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, …Xét về mặt hiệu quả và chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp tư nhân tương đối cao. Với tính chất phong phú, năng động, linh hoạt, có nhiều sáng kiến, sáng tạo mới trên lý thuyết đây là khu vực có cơ sở và trách nhiệm phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, khu vực này cũng chứa đựng rất nhiều hạn chế: trốn thuế, nhiều cơ sở làm ăn hiệu quả, thua lỗ gây tổn thất cho nền kinh tế, do chính sách thông thoáng, quản lý hành chính lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho các công ty ma ra đời lừa đảo, chiếm dụng tài sản nhân dân gây bức xúc trong xã hội. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp tư nhân đến nền kinh tế như hiện nay.
2.3.5 Nguồn vốn tín dụng
Các ngân hàng trên địa bàn đã mở rộng mạng lưới và thực hiện nhiều chính sách linh hoạt trong việc huy động vốn để giữ nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản và thu hút tiền lưu thông như: đa dạng hóa kỳ hạn, tăng thêm các kỳ ngắn hạn, nâng lãi suất huy động, cam kết lãi suất thực dương, khuyến mãi, dự thưởng… nên nguồn vốn huy động tăng mạnh. Mặt khác, tranh thủ các nguồn vốn ưu tiên đầu tư theo mục tiêu kiềm chế lạm phát (cho vay nông nghiệp, nông thôn, tiêu dùng) để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì thế, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2011 luôn có chiều hướng gia tăng, điều này được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động của ngân hàng
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn huy động tại địa phương 3.100 4.998 6.516 9.080 11.280 13.988
Vốn vay 3.642 4.052 4.977 7.430 9.730 12.748
Vốn khác 1.367 2.214 3.109 3.420 4.580 6.870
Tổng nguồn vốn 8.109 11.264 14.602 19.930 25.590 33.606
Thực hiện định hướng chỉ đạo của NHNNVN về đầu tư tín dụng qua các năm, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các TCTD đã dốc sức, hết lòng trong việc triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời mở rộng tín dụng có hiệu quả, áp dụng lãi suất hợp lý, tháo dỡ các vướng mắc, khó khăn về vay vốn, trả nợ của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh để nhằm ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Hiệu quả của công tác cho vay trong giai đoạn 2006-2011 được thể hiện rõ nét ở bảng số liệu sau
Bảng 2.15: Tình hình sử dụng vốn của các NHTM
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh số cho vay 12.817 18.725 22.872 32.755 34.885 41.863 Doanh số cho vay ngắn hạn 10.339 15.153 19.924 27.875 30.305 36.366 Doanh số cho vay dài hạn 2.478 3.572 2.947 4.880 4.580 5.496 Tổng dư nợ cho vay 7.436 10.110 12.157 16.655 20.120 26.156 Dư nợ cho vay ngắn hạn 4.431 6.220 8.059 11.595 13.310 17.303 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 3.005 3.890 4.098 5.060 6.810 8.853
(Nguồn: Báo cáo hoạt động NHNNVN chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2006-2011 )
Tình hình sử dụng vốn là một trong những nguồn quan trọng tài trợ cho các nhu cầu đầu tư phát triển.
Bên cạnh việc mở rộng tín dụng hợp lý, năm 2011 các ngân hàng cũng đã thực hiện tốt công tác cho vay hỗ trợ lãi suất được 129.971 lượt với số tiền 13.463 tỷ đồng, chiếm 96,5% số lượng hồ sơ và 91,4% số tiền đề nghị vay vốn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất thời điểm cao nhất lên đến 6.300 tỷ đồng, chiếm 40% dư nợ tín dụng toàn tỉnh. Đối tượng cho vay hỗ trợ lãi suất tập trung vào các ngành: nông nghiệp (1.859 tỷ đồng, chiếm 13,8%), thủy sản (463 tỷ đồng, chiếm 3,4%), công nghiệp chế biến (2.461 tỷ đồng, chiếm 18,3%), xây dựng (904 tỷ đồng, chiếm 6,7%), thương nghiệp (7.147 tỷ đồng, chiếm 53,1%). Công tác thanh, kiểm tra của NHNN chi nhánh Kiên Giang và giám sát của các ngành, các cấp cho thấy các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện công tác cho vay, hỗ trợ lãi suất với tinh thần trách nhiệm khẩn trương, cho vay đúng qui trình, thủ tục, đối tượng và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, ít
trường hợp sai sót và chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã giúp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
2.3.6 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 2.16: Vốn đầu tư nước ngoài
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn đầu tư nước ngoài
(tỷ đồng) 1.317 1.148,12 1.200,63 1.987,67 3.000 4.500 Tỷ lệ so tổng vốn đầu tư
(%) 20,41 13,73 11,02 14,70 19,25 25,22
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản, với nhiều tài nguyên du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử,...để phát triển dịch vụ du lịch. Đặc biệt đảo Phú Quốc được Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, trung tâm giao thương quốc tế, hiện đại của vùng ĐBSCL, phía Tây Nam đất nước, mang tầm khu vực và quốc tế. Hiện nơi đây các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm đã xúc tiến hoàn thành, tạo nhiều cơ hội cho