Những hạn chế

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 69)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.2 Những hạn chế

Giai đoạn 2006-2011, tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là 3.406.172 triệu đồng, trong đó đã chi cho đầu tư phát triển 1.697.025 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 59,4% trong tổng chi NSNN. Đây vẫn còn ở mức thấp so với nhu cầu đầu tư phát triển tại Kiên Giang.

Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng chưa vững chắc, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh sản phẩm yếu, chuyển dịch kinh tế chậm, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế thấp. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, lại dễ bị tác động ảnh hưởng bởi thời tiết, giá cả, thị trường đầu ra

Trong xuất khẩu, ngoài yếu tố tác động của thị trường bên ngoài về giá, rào cản kỹ thuật, tỷ giá ngoại tệ, còn có những hạn chế bên trong như: sản phẩm xuất khẩu của tỉnh phần lớn là hàng nông sản, sản phẩm xuất khẩu thô còn nhiều, chất lượng cạnh tranh của sản phẩm thấp, cơ chế điều hành xuất khẩu mặt hàng gạo vướng mắt kéo dài chậm được tháo gỡ, làm hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp

Trong xây dựng cơ bản còn một số nguồn thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo cấp phát chậm, huy động chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến thực hiện dự án. Lĩnh vực đầu tư ngoài ngân sách tiến độ triển khai còn chậm do lãi suất tăng.

Nguồn thu cân đối ngân sách ổn định nhưng nhiệm vụ chi so với yêu cầu thu không đáp ứng. Chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao trong những tháng cuối năm, công tác quản lý giá còn một số hạn chế, đã và đang hình thành mặt bằng giá mới, sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân.

Ngành thương mại có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tốt. Thị trường nông thôn chậm phát triển, chưa mở rộng được mạng lưới thương mại đến vùng sâu, vùng xa. Việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có lợi thế so sánh của tỉnh còn hạn chế.

Nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội cho ngành công nghiệp thấp, đầu tư cho dịch vụ du lịch có tăng những vẫn tập trung cho lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, đầu tư cho kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm nhưng chưa huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn.

Đầu tư bên ngoài vào tỉnh tăng chậm, phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, mức đóng góp vào GDP và ngân sách không nhiều, những dự án chưa được triển khai, trong khi đó công tác xúc tiến cho đầu tư chưa thường xuyên, chưa thực sự chủ động và tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, chậm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện, nhất là trong khâu bồi thường, tái định cư, tái định canh, giải tỏa bàn giao mặt bằng để thi công.

Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa khắc phục được tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài. Kinh tế tập thể phát triển chậm, còn lúng túng cả về mô hình và phương thức hoạt động. Kinh tế tư nhân vẫn còn gặp trở ngại trong việc tiếp cận thị trường vốn, thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có liên quan. Nhìn chung doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trong tỉnh chưa đủ mạnh để vượt qua những thách thức về cạnh tranh và hội nhập với bên ngoài.

Chất lượng giáo dục nâng lên chậm, biện pháp khắc phục còn nhiều khó khăn, xếp hạng vẫn ở mức thấp so với khu vực và cả nước, chăm sóc y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế.

Công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn thấp, ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội chưa cao.

Tình hình an ninh trật tự tuyến biên giới, vùng biển còn phức tạp, buôn lậu qua lại biên giới trái phép vẫn còn xảy ra, tai nạn giao thông chưa được kiềm chế, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ còn cao, tình hình khiếu nại vẫn còn một số trường hợp khiếu nại gay gắt, nhất là trên lĩnh vực đất đai. Công tác cải cách thủ tục hành chính được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhưng thực hiện chỉ đạo ở các sở ngành và địa phương chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét, nhiều thủ tục hành chính còn chậm được sửa đổi, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao.

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)