Giải quyết vốn cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 90)

5. Kết cấu của đề tài

3.5.1 Giải quyết vốn cho các doanh nghiệp

Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhằm đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề-trình độ quản lý cho nguồn lao động là một vấn đề bức xúc của Kiên Giang hiện nay. Như vậy, để huy động nguồn vốn này sẽ lấy ở đâu ra, cách thức huy động ra sao? Do đó, phải có những định chế tài chính thích hợp để tài trợ hay hỗ trợ cho nhu cầu vốn của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm huy động thật nhiều vốn và chú trọng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó.

Trên cơ sở đó môi trường đầu tư thuận lợi, nguồn vốn có thể huy động như sau: Sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương, vốn cho vay với lãi suất ưu đãi và vốn ODA để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp và dùng một phần vốn ngân sách để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các xí nghiệp hiện có.

Cân đối nguồn vốn ngân sách, tín dụng và vốn vay ODA dành cho đầu tư quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư, phát triển hạ tầng cơ sở cho các khu, cụm, điểm công nghiệp. Vốn ODA được sử dụng vào lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản.

Cần tranh thủ thu hút nguồn vốn FDI bằng xây dựng cơ chế thông thoáng, khuyến khích và bảo hộ một cách nhất quán và lâu dài. Để thu hút được nguồn vốn FDI của nước ngoài, Kiên Giang ngoài việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một, cần có một số cơ chế ưu đãi mạnh hơn so với các vùng đã có công nghiệp phát triển như: hỗ trợ tối đa tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu, chi phí đào tạo lao động kỹ thuật.

Chuyển nhượng phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp lớn trực thuộc tỉnh cho các tổng công ty nhà nước như: công ty dược, công ty bia, công ty đường…hoặc một số bộ phận của các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động hiệu quả cao nhằm huy động tối đa vốn từ trung uơng để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp khác trên địa bàn.

Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp. Xây dựng chương trình kêu gọi đầu tư trực tiếp của người nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp trong nước vào một số công trình trọng điểm và tổ chức thường xuyên các hoạt động giới thiệu, xúc tiến đầu tư đối với các đối tác trong và ngoài nước.

Huy động vốn để đầu tư phát triển công nghiệp hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở dưới hình thức: BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh).

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)