Thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

2.3 Thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang

Giang giai đoạn 2006-2011

Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư cho toàn xã hội của Kiên Giang giai đoạn 2006-2011

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn NSNN 24.735,779 25,53 Vốn TDĐT phát triển NN 1.541,77 1,60 Vốn đầu tư DNNN 11.736,42 12,11 Vốn dân cư và DNNQD 45.725,33 47,19

Vốn đầu tư nước ngoài 13.153,42 13,58

Tổng cộng 96.892,19 100

(Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang năm 2006-2011)

Số liệu từ bảng 2.5 cho thấy để có vốn đầu tư phát triển kinh tế Kiên Giang huy động từ tất cả các nguồn vốn huy động được từ giai đoạn 2006-2011 là 96.892,19 tỷ đồng, trong đó huy động nhiều nhất từ nguồn vốn huy động từ dân cư và các DNNQD chiếm đến 47,19%, đây là nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá lớn đòi hỏi tỉnh cần biện pháp tốt để duy trì và phát huy hơn nữa nhằm đẩy mạnh nguồn vốn này, bên cạnh đó chúng ta thấy rằng để có được nguồn vốn cho đẩy mạnh đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2011 thì nguồn vốn có được từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ cũng khá cao 25,53% điều này chứng tỏ là để đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế Kiên Giang huy động vốn không đủ để phát triển mà Nhà nước phải rót một khoản NSNN không nhỏ để thực hiện các trương trình phát trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, dùng nguồn vốn từ NSNN để tập trung củng cố và nâng cấp các tuyến đường trục chính của tỉnh, phát triển ngành điện, xây dựng đồng bộ các hệ thống lưới và trạm theo các mục tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu quy hoạch để kêu gọi các dự án đầu tư.

Bên cạnh tổng nguồn vốn trong dân và DNNQD, và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn để phát triển kinh tế tỉnh

Kiên Giang thì các nguồn vốn từ nguồn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ 12,11%, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước chiếm tỷ lệ 1,6%, nguồn vốn từ việc thu hút đầu nước ngoài tuy nhiên chiếm tỷ lệ khoảng 13,58%.

Bảng 2.6: Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế (năm 2011)

Chỉ tiêu Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Xây dựng 724,549 26,56

Công nghiệp chế biến 443,578 16,37

Nông-Lâm nghiệp 76,320 2,82

Thủy sản 33,557 1,24

Dịch vụ 1.436,127 53,01

Tổng 2.714,131 100

(Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang năm 2011)

Từ số liệu trên cho thấy khi huy động được nguồn vốn, tỉnh tiến hành đầu tư theo hướng tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 53,01%, tỉnh Kiên Giang có thế mạnh phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử được công nhận, được các cấp các ngành quan tâm xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng ngày càng tốt cho khách du lịch tham quan, phục vụ tốt các chương trình dịch vụ, vì thế lượng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ này chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng lại rất ưu tiên cho đầu tư vốn vào phát triển ngành xây dựng, chiếm 26,56%, công nghiệp chế biến 16,37%. Trong giai đoạn 2006-2011 tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển ưu tiên cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi, giảm thuế để đầu tư phát triển thiết bị có khả năng cạnh tranh.

Quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn trên, bên cạnh những thuận lợi cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng nhất định, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)