5. Kết cấu của đề tài
2.2 Các hoạt động kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 2011
2.2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Kiên Giang
Hiện nay với khoảng hơn 800 ngàn người đang trong độ tuổi lao động mỗi năm tạo ra một khối lượng sản phẩm trên địa bàn qua các năm luôn có chiều hướng gia tăng, nên tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm sau cao hơn năm trước. Qua bảng số liệu sau cho thấy rõ tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Kiên Giang vào loại cao so với mức tăng trưởng chung của vùng ĐBSCL và cả nước.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng GDP của Kiên Giang qua các năm ĐVT: % Năm Địa điểm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kiên Giang 10,03 13,18 12,58 10,6 11,85 12,1 Vùng ĐBSCL 11,76 12,30 13,50 12,90 10,08 10,61 Cả nước 8,40 8,17 8,44 6,23 4,60 5,89
(Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang từ năm 2006 đến năm 2011)
Sự tăng trưởng về tốc độ GDP như trên không thể không tính đến sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong những năm qua các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô, phong phú và đa dạng ngành nghề. Doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang tập trung vào các ngành thuộc lợi thế tiềm năng sẵn có của địa phương như: khai thác khoáng sản, khai thác thủy hải sản, các ngành chế biến các mặt hàng thủy sản như: nước mắm, hàng thủy sản xuất khẩu, nông sản, du lịch…
+ Ngành Nông-Lâm-Thủy sản Bảng 2.3: Chỉ tiêu tổng hợp ngành Nông-Lâm-Thủy sản giai đoạn từ 2006-2011 ĐVT: Tấn Chỉ tiêu Sản lượng Tỷ trọng (%) Lúa 3.387.234 88,1 Tôm 28.601 0,7 Nuôi trồng thủy sản 110.230 2,9 Sản lượng khai thác 318.255 8,3 Tổng cộng 3.844.320 100
(Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang năm 2006-2011)
Lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Sản lượng
lúa năm 2011 đạt 3.387.234 tấn, tăng 1.199.241 tấn so với năm 2005. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh, năm 2011 diện tích nuôi trồng 107.523ha, sản lượng 110.230 tấn, so với năm 2005 diện tích tăng 2,9 lần và sản lượng tăng 6,5 lần. Riêng diện tích tôm nuôi đạt 81.255ha, sản lượng 28.601 tấn, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 1.428ha tập trung chủ yếu ở vùng tứ giác Long Xuyên. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng từ 369.780 tấn năm 2005 lên 506.458 tấn năm 2011.
+ Công nghiệp: Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản. Sản lượng sản xuất xi măng năm 2011 đạt trên 4.605.000 tấn tăng gấp 2 lần năm 2005. Chế biến thủy sản thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào khu cảng cá Tắc Cậu, công suất trên 114.764 tấn với công nghệ hiện đại.
+ Thương mại-dịch vụ: Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản, kim ngạch xuất khẩu 2011 đạt 491 triệu USD bằng 4,5 lần năm 2005. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 1.182.908 lượt khách năm 2005 lên 3.450.000 lượt khách năm 2011. Số cơ sở kinh doanh du lịch cũng tăng đáng kể, nhiều dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư. Năng lực vận tải đường không, đường bộ, đường thủy tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ tăng cao.
+ Về đầu tư
- Đối với dự án đầu tư trong nước: Đến nay, tỉnh đã thu hút được
khoảng 403 dự án đầu tư với quy mô 19.844ha, vốn đầu tư khoảng 127.425 tỷ đồng. Riêng Phú Quốc có 73 dự án đã được cấp phép và đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư 48.037 tỷ đồng. Ngoài ra, cả tỉnh còn 288 dự án có chủ trương đầu tư với quy mô khoảng 14.368ha, tổng vốn đăng ký đầu tư ước khoảng 29.000 tỷ đồng.
- Đối với dự án đầu tư nước ngoài: Lũy kế đến tháng 12 năm 2011, tỉnh
Kiên Giang có 21 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ (Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Ý, Ireland, Thái Lan, Đài Loan và Pháp) còn hiệu lực được cấp giấy phép đầu tư/ giấy Chứng nhận đầu tư
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.843.063.774 USD, vốn thực hiện lũy kế đến thời điểm hiện tại là 473.577.103 USD chiếm 16,65%/tổng vốn đầu tư đăng ký.
+ Các khu công nghiệp: Hiện Kiên Giang có 5 KCN nằm trong danh mục các KCN Việt Nam được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích là 759ha, gồm:
- KCN Thuận Yên, thị xã Hà Tiên (141ha): đã hoàn tất hồ sơ lập quy hoạch chi tiết và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện nay, UBND đã giao cho Công ty TNHH Thuận Yên làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN với tổng kinh phí đầu tư dự án khoảng 500 tỷ đồng. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng giai đoạn I đã thực hiện xong với diện tích 113,15ha, kinh phí chi trả bồi thường: 18 tỷ đồng. Hiện nay, BQL các KCN đang phối hợp với Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của TX Hà Tiên tổ chức chi trả đền bù cho các hộ dân còn lại. Về triển khai đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: tổng giá trị đầu tư là 26.528 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước: 18.828 tỷ đồng (vốn TW: 17.454 tỷ đồng, vốn địa phương: 1.374 tỷ đồng), vốn nhà đầu tư: 7.700 tỷ đồng.
- KCN Thạnh Lộc, huyện Châu Thành (250ha): được sự thống nhất của UBND tỉnh cho điều chỉnh lại quy hoạch tổ hợp KCN Thạnh Lộc, lập hồ sơ điều chỉnh Khu công nghiệp và lập lại hồ sơ chuẩn bị đầu tư KCN. Công ty Phát triển Hạ tầng–đơn vị được UBND tỉnh quyết định giao làm chủ đầu tư–đã thực hiện, thông qua Hội đồng kiến trúc, đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Hiện Công ty đang tiến hành lập dự án đầu tư với diện tích 150ha và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn I, diện tích 120ha, kinh phí 413 tỷ đồng (trong đó vốn cần được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để GPMB và đầu tư hạ tầng, trả lãi vay, trả vốn vay là 263,55 tỷ đồng).
-Các KCN còn lại (KCN Tắc Cậu, huyện Châu Thành, diện tích 68ha; KCN Xẻo Rô, huyện An Biên, diện tích 200ha, KCN Kiên Lương II, huyện Kiên Lương, diện tích 100ha): BQL các KCN đang thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết và chuẩn bị đầu tư đối với KCN Xẻo Rô, huyện An Biên và KCN Kiên Lương II. Hiện nay, quy hoạch chi tiết KCN Xẻo Rô đã được UBND tỉnh phê
duyệt xong. Riêng KCN Tắc Cậu đã chuyển giao xong nhiệm vụ quản lý từ Sở Nông nghiệp & PTNT về BQL các KCN. Đồng thời, đang xúc tiến việc kêu gọi đầu tư vào các KCN và có một số nhà đầu tư đến tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào chính thức đăng ký thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh đó, gắn với 5 KCN còn có 4 khu dân cư-tái định cư với tổng diện tích 148ha và 1 khu dịch vụ-thương mại với diện tích 69ha. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cho phép Tập đoàn Tân Tạo lập đề án quy hoạch KCN Kiên Lương với diện tích dự kiến khoảng 2.600ha để báo cáo các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Giai đoạn 2010-2015 theo Nghị của đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ IX, tỉnh Kiên Giang phải tập trung đẩy mạnh tổ chức triển khai cho được 2 KCN Thuận Yên và Thạnh Lộc đi vào hoạt động.
2.2.2 Tình hình xã hội
So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, dân số Kiên Giang được xếp vào loại cao. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2011, dân số Kiên Giang là 1.721.763 người, gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer,…sống rất thuận hòa, Trong đó, dân cư thành thị có khoảng 468.160 người, dân cư nông
thôn là 1.253.603 người. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 271 người/km2.
Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng như: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, và các huyện: Giồng Riềng, Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành. Các huyện đồi núi thấp và hải đảo thì tương đối ít hơn như: Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải. Phần lớn dân số Kiên Giang sinh sống ở các vùng nông thôn, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê năm 2011, Kiên Giang có khoảng 1.253.603 người sống ở khu vực nông thôn, 468.160 người sống ở thành thị. Dân thành thị tập trung chủ yếu ở thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, số còn lại cư trú ở các thị trấn, đáng kể nhất là thị trấn Kiên Lương - huyện Kiên Lương, thị trấn Dương Đông - huyện Phú Quốc và thị trấn Tân Hiệp - huyện Tân Hiệp.
Bảng 2.4: Diện tích-dân số và mật độ dân số Khoản mục Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn tỉnh 6.348,53 1. 721.763 271 1.Thành phố Rạch Giá 103,54 232.532 2.246 2. Thị xã Hà Tiên 99,52 45.868 461
3. Huyện Kiên Lương 472,85 80.504 170
4. Huyện Hòn Đất 1.039,57 170.455 164
5. Huyện Tân Hiệp 422,88 144.300 341
6. Huyện Châu Thành 285,44 151.560 531
7. Huyện Giồng Riềng 639,36 214.752 336
8. Huyện Gò Quao 439,51 137.690 313
9. Huyện An Biên 400,29 123.791 309
10. Huyện An Minh 590,50 116.269 197
11. Huyện Vĩnh Thuận 394,75 90.740 230
12. Huyện Phú Quốc 589,19 95.038 161
13. Huyện Kiên Hải 25,58 21.207 829
14. Huyện U Minh Thượng 432,70 69.042 160
15. Huyện Giang Thành 412,84 28.015 68
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2011)
Về cơ cấu dân số, xét theo độ tuổi, dân số Kiên Giang là dân số trẻ, mặc dù trong những năm gần đây, mức sinh và tốc độ tăng dân số đã giảm đi đáng kể. Về giới tính, dân số Kiên Giang thiên về nam giới, tuy nhiên, tỷ trọng của nữ cũng đang tăng dần, do đó mức chênh lệch đang được thu hẹp dần. Năm 2011, dân số nữ chiếm 856.299/1.721.763 người, tương đương 49.73%.
Về dân tộc và tôn giáo, Kiên Giang là địa bàn cư trú của trên 15 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5% dân số sinh sống ở khắp các huyện thị trong tỉnh. Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng....Về tôn giáo, theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 489.609 người theo tôn giáo, chiếm khoảng
32,7% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm 25%, Công giáo chiếm 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như: Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo...
Về cơ cấu lao động, Kiên Giang có nguồn lao động dồi dào và gia tăng hàng năm với tốc độ khá nhanh, trung bình 3,2%. Năm 2006, số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm 66,4% dân số tỉnh nhà. Trên thực tế, số người tham gia lao động là 79%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo cách ngành kinh tế diễn ra tương tối chậm. Năm 2005, tỷ lệ lao động trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 74,6%, Công nghiệp - Xây dựng là 7,4%, Thương mại - Dịch vụ là 18%. Năm 2009, tỷ lệ này lần lượt là 73,6% - 7,5% - 18,9%. Về chất lượng lao động của tỉnh, hầu hết các chỉ tiêu đều kém hơn so với chuẩn chung của cả nước. Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn khá cao, chiếm tới 89,65% trong tổng số lao động, chỉ có 10,4% có trình độ sơ cấp, học nghề trở lên, trong đó có 7,3% công nhân kỹ thuật có bằng cấp. Tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với nhiều chính sách trợ giúp thiết thực, hàng năm giải quyết từ 26.000- 29.000 việc làm mới cho người lao động. Những năm qua, tỉnh triển khai kịp thời các chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo. Nhiều chương trình, dự án thực hiện có hiệu quả; xây dựng 2.000 căn nhà theo chương trình 134, kinh phí trên 48,4 tỷ đồng; 2.262 căn nhà cho người nghèo theo quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí gần 54,3 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến tháng 6/2020, toàn tỉnh triển khai cho 93.135 lượt hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi và giải ngân hơn 520,6 tỷ đồng… nhờ đó số hộ nghèo giảm từ 7,45% năm 2008 xuống còn 4,5% năm 2011.
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp cùng các ngành và địa phương tổ chức tư vấn cho 1.245 lao động, giới thiệu việc làm cho 150 người, lao động có việc làm 148 người, nâng tổng số lao động có việc làm từ đầu năm đến nay 25.154 người, trong đó xuất khẩu lao động 94 người; đã đào tạo nghề cho 1.808 người, nâng tổng số đến nay 20.926 người.
Về thực hiện các chương trình kinh tế -xã hội:
Tính đến nay đã giới thiệu và giải quyết cho 33.220 lao động có việc làm ổn định, đạt 104% kế hoạch được giao, trong đó lao động trong tỉnh 13.231
người, lao dộng ngoài tỉnh 19.849 người và 140 lao động xuất khẩu, đâò tọa nghề cho 41.519 người, đạt 112% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp 3,39%, trong đó khu vực thành thị 2,7%.
Tình hình đời sông dân cư trong tỉnh cũng như cả nước cũng còn khó khăn, những tháng đầu năm thị trường hàng hóa và dịch vụ giá cả biến động mạnh, trước sức ép tăng giá các mặt hàng thiết yếu tác động trược tiếp lên đời sống và đời sống và sản xuất như: xăng dầu, sắt thép, điện, ga, tỷ giá ngoại tệ,…đã làm ảnh hưởng nhiều đến đại bộ phần đời sống của người dân, đặc biệt là người dân có thu nhập thấp và những người hưởng lương từ ngân sách. Với sự chỉ đạo, điều hàng quyết liệt của Chính phủ cùng các cấp Ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh, luôn quan tâm sâu sát tình hình, tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn nên cuộc sống của người dân phần nào được ổn định tương đối. Riêng đối với khu vực nông thôn năm nay nông dân thu hoạch lúa trúng mùa được giá rất phấn khởi và yên tâm sản xuất. Về chế độ chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia đã thực hiện đầy đủ cụ thể hỗ trợ cho 34.000 hộ nghèo vay vốn 240 tỷ đồng, cấp 129.539 thẻ BHYTcho người nghèo với số tiền 51 tỷ đồn, 84.431 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo với số tiền 33 tỷ đồng, hỗ trợ tiền điện cho hỗ nghèo trên 10,4 tỷ đồng, ngoài ra còn trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công nhân viên chức hệ số lương từ 3 trở xuống, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi có tổng cộng 12.676 người với số tiền 2,46 tỷ đồng và 34.899 hộ nghèo có đời sống khó khăn với số tiền 8,72 tỷ đồng, trợ cấp cho 41,9 tỷ đồng cho 13.084 đối tượng thuộc diện người cao tuổi, xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng 983 căn nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách với tổng số tiền 34,4 tỷ đồng, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo đã góp phần làm giảm hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 8,84% năm 2010 xuống còn 7,23% năm 2011.
2.3 Thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2011 Giang giai đoạn 2006-2011
Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư cho toàn xã hội của Kiên Giang giai đoạn 2006-2011
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn NSNN 24.735,779 25,53 Vốn TDĐT phát triển NN 1.541,77 1,60 Vốn đầu tư DNNN 11.736,42 12,11 Vốn dân cư và DNNQD 45.725,33 47,19
Vốn đầu tư nước ngoài 13.153,42 13,58
Tổng cộng 96.892,19 100
(Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang năm 2006-2011)
Số liệu từ bảng 2.5 cho thấy để có vốn đầu tư phát triển kinh tế Kiên