Môi trường đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.3 Môi trường đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư

1.1.3.1 Môi trường đầu tư

Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực cho doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia, để đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động. Vì thế nó đóng vai trò trung tâm đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Tạo việc làm và cơ hội cho giới trẻ là điều thiết yếu để tạo ra một thế giới gắn bó, cân bằng và hòa bình hơn.

Các doanh nghiệp tư nhân từ nông dân cho đến các doanh nghiệp nhỏ, các công ty địa phương và đa quốc gia đứng ở một vị trí trung tâm của quá trình phát triển. Được động cơ tìm kiếm lợi nhuận định hướng, chúng đầu tư vào những ý tưởng mới và cơ sở vật chất mới, nhằm tăng cường nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng. Chúng tạo ra nhiều việc làm, mở ra cơ hội để phát huy tài năng và nâng cao vị thế của mình. Chúng cung cấp những hàng hóa và dịch vụ cần thiết để duy trì cuộc sống và cải thiện mức sống. Chúng cũng là nguồn thu thuế chủ yếu, đóng góp lớn vào công quỹ y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. Vì thế, doanh nghiệp là tác nhân trọng yếu trong công cuộc tăng trưởng và giảm tỷ lệ đói nghèo.

Sự đóng góp của DN cho xã hội chủ yếu do môi trường đầu tư quyết định các yếu tố đặc thù địa phương sẽ định hình cơ hội và động lực để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động. Hành vi của nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình môi trường đầu tư. Mặc dù nhà nước có rất ít ảnh hưởng đến các yếu tố như điều kiện địa lý nhưng lại có ảnh hưởng mang tính quyết định nhiều đến mức độ đảm bảo các quyền về tài sản, các phương thức điều tiết và đánh thuế (cả thuế tại cửa khẩu và trong nội địa), cung cấp cơ sở hạ tầng, sự vận hành của thị trường lao động, tài chính là vấn đề có tính chất khát quát hơn công tác quản trị như chống tham nhũng, cải thiện những chính sách và hành vi của nhà nước liên quan đến môi trường đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo.

Thúc đẩy tăng trưởng, dân số ngày càng gia tăng thì tăng trưởng kinh tế là cơ chế bền vững duy nhất để nâng cao mức sống xã hội. Môi trường đầu tư tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc khuyến khích đầu tư và năng suất cao. Xóa đói giảm nghèo, có thể nhìn nhận vai trò thiết yếu của môi trường đầu tư đối với xóa đói giảm nghèo theo hai cách. Thứ nhất, ở tổng thể tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với giảm nghèo. Thứ hai, sự đóng góp có thể được nhìn nhận dưới góc độ rằng môi trường đầu tư tốt sẽ trực tiếp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Chính phủ có thể thiết kế sao cho những cải thiện môi trường đầu tư đó thậm chí còn “ vì người nghèo” hơn nữa, bằng cách nhìn vào những trở ngại ở nơi mà người nghèo sinh sống và đối với những hoạt động mà người nghèo hưởng lợi từ đó, vai trò của họ là người lao động, doanh nhân hay người tiêu dùng.

1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư Môi trường chính trị-xã hội Môi trường chính trị-xã hội

Sự ổn định chính trị-xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.

Hậu quả là lợi ích của các nhà đầu tư bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính trị-xã hội không ổn định, nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã. Do đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư rất thấp.

Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị-xã hội bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa. Chẳng hạn, sự lộn xộn ở Nga trong thời gian qua đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng...Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà đầu tư, cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được vốn đầu tư song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằm thực hiện mục đích riêng. Rõ ràng, trong trường hợp này, việc sử dụng vốn đầu tư không đem lại hiệu kinh tế-xã hội.

Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn. Để thu hút được vốn đầu tư, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt vốn đầu tư.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.

Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả.

Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động đầu tư. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư. Vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm là:

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm.

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.

- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút vốn đầu tư càng cao.

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức. Việc quản lý các dự án đầu tư phải chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút vốn đầu tư và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động đầu tư diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập

trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.

Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hoá-dịch vụ...Các nhà đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả. Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Thị trường tài chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá-dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi-từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mai, chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư.

Trình độ quản lý và năng lực của người lao động

Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng suất cao. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nhà đầu tư thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà đầu tư và cho nước chủ nhà. Vì vậy, các nhà đầu tư phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.

Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới

Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư. Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.

Sự thay đổi về các chính sách của Nhà nước để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó. Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược đầu tư của họ. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua đã làm giảm tốc độ đầu tư vào khu vực này. Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro cao.

1.2 Sự cần thiết gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh hội nhập tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh hội nhập

Vốn đầu tư có một vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế của một quốc gia nói chung. Vốn đầu tư giúp xây dựng một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp một quốc gia có một nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước có công nghệ khoa học và công nghệp hiện đại, chuyển một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp, công nghiệp lạc hậu và năng suất lao động thấp thành một nước sản xuất lớn, có cơ cấu công nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao ở các ngành kinh tế quốc dân.

Vốn đầu tư bao gồm cả nhân tố con người vì việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để có thể sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tài chính thì cần thiết phải có những người sử dụng được công nghệ, làm chủ công nghệ và cải tiến được công nghệ. Cần có

đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ mạnh, đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình vận hành của nền kinh tế.

Phát triển khoa học công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đến tiền trình phát triển kinh tế, đây được xem là một trong những điều kiện cơ bản nhất. Vì vậy, vấn đề tạo ra nguồn vốn nhằm phân bổ, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả là điều kiện hàng đầu để phát triển kinh tế. Vốn có thể huy động từ trong nước và nước ngoài. Với mỗi loại đều cần các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng. Trong hai loại nguồn vốn này, vốn từ nước ngoài là rất quan trọng, nhưng nguồn vốn từ trong nước lại là nhân tố quyết định.

Tạo nguồn vốn là vấn đề cơ bản và cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế. Tạo vốn và sử dụng vốn là vấn đề đặc biệt quan trọng, không có vốn không thể nói đến đầu tư phát triển kinh tế. Để có vốn đầu tư cần huy động nhiều nguồn vốn, mặt khác phải sử dụng vốn có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí.

1.3 Kinh nghiệm thu hút vốn của một số địa phương trong cả nước

Trong thời đại kinh tế quốc gia hội nhập vào kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa đang mở ra. Đó là điều kiện để các nền kinh tế rút ngắn con đường CNH mà không phải phát triển tuần tự như các nước phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương là bốn địa phương đại diện tiêu biểu trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Bốn địa phương trên đã lựa chọn chiến lược thu hút vốn, chủ yếu là thu hút vốn đầu tư và vay nước ngoài kết hợp với nguồn vốn huy

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)