Dự báo nhu cầu phát triển

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 75)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1 Dự báo nhu cầu phát triển

Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong vùng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảng 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011- 2015

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Kiên Giang)

Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá - Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Đẩy mạnh phát triển Kiên Giang theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu tăng dần tỷ trọng ngành du lịch-công nghiệp. Đến năm 2015 xây dựng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 47,2%, ngành du lịch-dịch vụ chiếm tỷ trọng 40% và ngàng nông lâm thủy sản chiếm 12,8%, GDP bình quân đầu người cố gắng phấn đấu 25-30 triệu đồng. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các nguồn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh nguồn thu từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 44,27% so với tổng vốn đầu tư, tiếp theo là đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 25%, tổng thu ngân sách nhà nước vào nguồn

Giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 2011-2015 Tổng VĐT toàn xã hội Tỷ đồng 20.594 27.710 33.214 41.700 47.573 170.292 Tỷ lệ so với GDP % 39,21 45,82 46,48 49,29 47,26 46,06 Vốn ĐTNSNN Tỷ đồng 5.252 6.000 7.000 6.700 6.201 30.653 % so với TMĐT % 25,50 21,65 21,08 16,07 13,04 18,00 Vốn TDĐT PTNN Tỷ đồng 392 900 1.000 1.200 1.200 4.692 % so với TMĐT % 1,91 3,25 3,01 2,88 2,52 2,76 Vốn ĐTDNNN Tỷ đồng 3.100 3.300 3.500 3.700 3.538 17.138 % so với TMĐT % 15,05 11,91 10,54 8,87 7,44 10,06 Dân cư và DNNQD Tỷ đồng 11.000 12.500 13.200 16.900 21.634 75.234 % so với TMĐT % 53,41 45,11 39,74 40,53 45,47 44,18 Vốn ĐT trực tiếp NN Tỷ đồng 850 5.010 8.514 13.200 15.000 42.574 % so với TMĐT % 4,13 18,08 25,63 31,65 31,53 25,00

đầu tư toàn tỉnh chiếm 18%, ngoài ra còn có nguồn vốn từ đầu tư doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ 10,06% và nguồn tín dụng đầu tư và phát triển nhà nước chiếm 2,76%.

Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Vốn thu hút đầu tư

toàn tỉnh đẩy mạnh cho ngành công nghiệp-xây dựng và ngành dịch vụ, cho nên giẩm tổng vốn đầu tư vào ngành nông-lâm-thủy sản với số liệu cụ thể như sau, giai đoạn 2006-2010 tổng vốn đầu tư vào ngành nông-lâm-thủy chiếm 21,6%, đến giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ lệ 12,8% tổng vốn đầu tư và giai đoạn 2016-2020 tổng vốn đầu tư vào ngành nông-lâm-thủy chiếm tỷ lệ 14,6%. Tuy nhiên, phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế

2006-2010 2011-2015 2016-2020 Chỉ tiêu Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nông-lâm-ngư nghiệp 11.837,6 21,6 21.799,0 12,8 29.754,4 14,6 Công nghiệp-xây dựng 21.465,4 39,1 80.451,0 47,2 97.439,8 48,0 Dịch vụ 21.509,8 39,3 68.041,0 40,0 75.864,2 37,4 Tổng nhu cầu 54.812,8 100 170.292,0 100 203.058,4 100

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Kiên Giang)

Nông nghiệp: Phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, ổn định diện tích canh tác lúa, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu sản lượng lúa năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn. Quy hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, rau sạch, hoa, cây cảnh. Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, gia cầm theo hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt.

Lâm nghiệp: Ổn định diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 85.778 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 13,5 - 14%; bảo vệ rừng phát huy các giá trị và chức năng của các hệ sinh thái rừng, duy trì đa dạng sinh học, trong đó tập trung cho rừng quốc gia Phú Quốc và U Minh Thượng.

Thủy sản: Đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề hợp lý. Phát triển nuôi trồng

thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến biển, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 390.000 - 420.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản từ 140.800 - 133.700 ha trong đó, nuôi tôm 88.500 - 75.000 ha.

Phát triển ngành công nghiệp-xây dựng: Đẩy mạnh thu hút vồn đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng, phấn đấu giai đoạn 2011-2015 tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ lệ 47,2% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ lệ 48% tổng vốn đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; phát triển các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, nông - lâm - thủy sản và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí - đóng tàu, công nghiệp sạch, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp phục vụ dịch vụ, năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ.

Khuyến khích phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn; tập trung phát triển nhanh có hiệu quả các khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận Yên, Xẻo Rô, Kiên Lương, Kiên Lương 2, Tắc Cậu và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị, thành phố.

Phát triển thương mại và dịch vụ: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành

dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 đạt 40% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 37,4%. Phát triển tổng hợp các loại ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới.

Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ thông qua hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng chợ và trung tâm thương mại. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13 - 14%. Đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh như lúa gạo, thủy sản, khóm, tiêu, xi măng, tiến tới xuất khẩu một số mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, điện,…

Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của Tỉnh ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng; trong đó, xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao trong khu vực. Phấn đấu số lượng khách du lịch đạt 6,1 triệu lượt khách năm 2015 và đạt 10 triệu lượt khách vào năm 2020.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh để phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sông, đường biển có hiệu quả cao.

Đa dạng các dịch vụ tài chính - ngân hàng trên cơ sở hình thành trung tâm tài chính trên đảo Phú Quốc và thị xã Hà Tiên. Thực hiện các chính sách, biện pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm, trong đó hình thành các loại hình bảo hiểm sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)