Kinh nghiệm thu hút vốn của một số địa phương trong cả nước

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.3 Kinh nghiệm thu hút vốn của một số địa phương trong cả nước

Trong thời đại kinh tế quốc gia hội nhập vào kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa đang mở ra. Đó là điều kiện để các nền kinh tế rút ngắn con đường CNH mà không phải phát triển tuần tự như các nước phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương là bốn địa phương đại diện tiêu biểu trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Bốn địa phương trên đã lựa chọn chiến lược thu hút vốn, chủ yếu là thu hút vốn đầu tư và vay nước ngoài kết hợp với nguồn vốn huy động trong nước. Dùng vốn nước ngoài để tạo ra những động lực ban đầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, các địa phương này đều coi trọng chiến lược huy động vốn trong nước.

* Kinh nghiệm huy động vốn tại Tp. Hồ Chí Minh

Có thể nói, trong những năm gần đây khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đã tác động ảnh hưởng tùy theo mức độ và điều kiện của mỗi nước thì tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với mỗi nước sẽ khác nhau. Trong đó đối với nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng chịu

những tác động ảnh hưởng nhất định, đặc biệt trên các lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, thị trường chứng khoán, bất động sản và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên để phục vụ cho đầu tư phát triển Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều giải pháp để huy động vốn như:

- Huy động vốn thông qua hoạt động huy động từ hệ thống các ngân hàng: Tình hình huy động vốn trên địa bàn tăng 23,8%, dư nợ tín dụng tăng 26,9%, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tiếp tục đạt kết quả kinh doanh khá. Chính sự ổn định của hệ thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khách hàng và nền kinh tế tiếp cận vốn thuận lợi hơn để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó việc thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng ngân hàng là kết quả nổi bật trong thời gian qua, góp phần quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân trong nền kinh tế.

Thành lập quỹ phát triển đô thị: Thông qua quỹ phát triển đô thị huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đô thị tp. Hồ Chí Minh. Tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản trái phiếu đô thị tp. Hồ Chí Minh do HIFU phát hành theo ủy nhiệm của UBND tp. Hồ Chí Minh đã huy động được 6.000 tỷ đồng, trong đó có 17 ngân hàng thương mại, 8 công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính trung gian mua trái phiếu đô thị. Tiếp theo sự thành công đó, thành phố tiếp tục phát hành thêm 2.000 tỷ đồng với 3 loại kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm thông qua các phương thức phát hành chính là đấu thầu và bảo lãnh phát hành.

Thúc đẩy tiến trình phát triển thị trường vốn và xã hội hóa đầu tư tại tp. Hồ Chí Minh: Để tăng thu ngân sách, ngành tài chính và thuế tập trung quản lý có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường phân cấp thu các quận, huyện, kiên quyết chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, nợ đọng thuế,…đấu giá quyền sử dụng đất, thành phố thực hiện nhiều phương thức đấu giá đất. Thành phố thực hiện giải ngân nhanh các dự án ODA đã được Chính phủ cam kết, nâng cao hiệu quả đầu tư theo hướng giảm thời gian đầu tư, tăng chất lượng công trình,…

* Kinh nghiệm huy động vốn tại Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những địa phương có sức hấp dẫn đầu tư khu công nghiệp là tỉnh đi đầu trong xây dựng, phát triển, số lượng KCN của cả nước. Đến nay, Đồng Nai đã được cho phép quy hoạch phát triển 34 KCN diện tích khoảng 11.380 ha. Cuối năm 2010 đã có 30 KCN được cấp phép thành lập với diện tích 9.573 ha, thu hút 1.130 dự án từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD và hơn 31.600 tỷ đồng.

Với phương châm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, trong hơn một năm qua, tỉnh Đồng Nai thành lập các đoàn xúc tiến đầu tư nước ngoài phối hợp với đại sứ quán Việt Nam tại các nước và các doanh nghiệp FDI đang làm ăn có hiệu quả ở Đồng Nai trực tiếp đến các quốc gia và cùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hoa Kỳ quảng bá các điều kiện ưu đãi cho các tập thể kinh tế và các doanh nhân đến Đồng Nai đầu tư.

Ngoài ra, Đồng Nai tiếp tục bổ sung quỹ đất cho các khu công nghiệp, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tích cực đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư và xây dựng các dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày tăng của người lao động cũng như các nhà đầu tư.

Đến nay, trên địa bàn Đồng Nai có 736 dự án FDI của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 8,4 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước sau tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó có gần 520 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với số vốn hơn 6,1 tỷ USD, thu hút gần 260.000 lao động

Phần lớn các dự án FDI đầu tư vào Đồng Nai thời gian qua thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm tới 96%), số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ và sản xuất nông lâm nghiệp.

* Kinh nghiệm huy động vốn của Bình Dương

Cùng với nhiều thành tựu kinh tế khác, lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bình Dương trong 5 năm qua bức phá ngoạn mục để trở thành một trong những tỉnh, thành đi đầu trong cả nước. Để tiếp tục hấp dẫn nguồn FDI trong thời gian tới, Bình Dương đang tập trung hoàn thiện dịch vụ đi kèm, đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng giao thông kết nối...

Kết quả ấn tượng: chỉ trong 5 năm qua (2006-2010), thu hút FDI của Bình Dương phát triển đáng kinh ngạc, đã có thêm 846 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,3 tỷ USD đổ vào tỉnh. Kết quả này đã nâng nguồn FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên 1.966 dự án với tổng vốn đăng ký gần 13,5 tỷ USD của doanh nghiệp đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với tăng nhanh về lượng, thu hút FDI thời gian qua phát triển theo hướng tăng nhanh về chất và đa dạng về cơ cấu ngành nghề như bất động sản, sản xuất phụ tùng xe ôtô - xe máy, hàng điện tử, thiết bị y khoa... Nét mới trong thu hút FDI của Bình Dương thời gian gần đây là có nhiều dự án lớn như dự án sản xuất vỏ xe của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư 360 triệu USD, dự án sản xuất bao bì cao cấp của Tập đoàn SCG Siam Cement (Thái Lan) đầu tư giai đoạn một 140 triệu USD, dự án Khu đô thị sinh thái Mỹ Phước do SP Setia Berhad (Malaysia) đầu tư 620 triệu USD, dự án nhà máy sản xuất nước giải khát của Kirin Acecook VN (Nhật Bản) có vốn 60 triệu USD...

Việc thu hút FDI mạnh là tín hiệu vui vì thành phần kinh tế này góp phần vô cùng quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như tạo ra giá trị công nghiệp cao. Hơn nữa, xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh tốt được các DN FDI đầu tư mạnh. Điều này rất hợp với định hướng quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Bình Dương”.

Thành công trong thu hút FDI của Bình Dương là kết quả tất yếu của một quá trình phấn đấu. Từ việc phát huy các yếu tố “thiên thời, địa lợi”, không chỉ khoanh tay chờ các nhà đầu tư tự đến với mình mà Bình Dương mạnh dạn chớp lấy thời cơ nhằm khai thác yếu tố thuận lợi về địa lý, đổi mới thủ tục hành chính công, tạo môi trường thông thoáng... Chính vì thế đã tạo tiếng thơm trong thu hút đầu tư. Đánh giá về môi trường đầu tư của Bình Dương, ông Paik In Ki - Chủ tịch Hiệp hội đầu tư Hàn Quốc tại Bình Dương cho rằng: “Hạ tầng công nghiệp tốt, sự quan tâm của tỉnh đã tạo sự an tâm bỏ vốn đầu tư cho DN. Đây là những yếu tố quan trọng giúp DN thành công khi đầu tư. Hiệp hội sẽ tiếp tục phát huy

vai trò là cầu nối để các DN Hàn Quốc hiểu rõ hơn về Bình Dương cũng như nâng cao nguồn vốn đầu tư vào tỉnh”.

Nền tảng để thu hút FDI của Bình Dương chính là chú trọng phát triển tốt các KCN làm đòn bẩy để hấp dẫn. Đến nay, ngoài 15 KCN được xây dựng trước đây, tỉnh đã phát triển thêm 13 KCN mới, nâng số lượng các KCN hiện nay lên 28 khu với tổng diện tích lên đến 8.751 ha (gấp 2,7 lần năm 2005). Hiện có 24 KCN đã đi vào hoạt động (gấp 1,8 lần năm 2005), tỷ lệ cho thuê đất bình quân đạt 60%. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư thì hạ tầng các KCN của tỉnh tốt, được quy hoạch đồng bộ, điều này thích hợp để DN phát huy hiệu quả trong đầu tư. Điểm quan trọng nữa mà nhà đầu tư quan tâm là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để hỗ trợ cho DN mà Bình Dương đã làm, nhất là việc chủ đầu tư liên kết, hợp tác với các trường đào tạo để chuẩn bị nguồn lực có trình độ, có thể đáp ứng cho các ngành hàng thiên về công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mà các DN lớn đòi hỏi.

Cùng với những vấn đề trên, Bình Dương còn được biết đến về chính sách đối với người lao động. Nhận thức vai trò quan trọng của lực lượng lao động nên các nhà đầu tư hạ tầng KCN đã chú trọng xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như nhà ở tập thể, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học... cùng với việc thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động. Chính điều này đã giúp người lao động thực sự được “an cư, lập nghiệp” khi đến làm việc tại Bình Dương.

Có thể nói kết quả thu hút FDI với 1.966 dự án có tổng vốn đầu tư gần 13,5 tỷ USD thời gian qua là kết quả quá tuyệt vời; đề ra mục tiêu giai đoạn 5 năm tới, Bình Dương phấn đấu thu hút FDI đạt thêm 5 tỷ USD. Với sự chuẩn bị chu đáo như hiện nay, chắc chắn mục tiêu này sẽ thành hiện thực và Bình Dương vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với doanh nghiệp FDI.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có được kết quả này là bởi Bình Dương có nhiều lợi thế nằm giữa trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại gần sân bay, bến cảng, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi. Toàn tỉnh Bình Dương có 13/16 khu công nghiệp quy hoạch tập trung được đầu tư cơ sở hạ

tầng hoàn thiện đang thu hút mạnh các nhà đầu tư. Hiện có thêm một khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị rộng gần 4.200 ha, trong đó có 6 khu công nghiệp với diện tích gần 2.000ha đang sẵn sàng tiếp nhận các nhà đầu tư.

* Kinh nghiệm huy động vốn tại Đà Nẵng

Nét nổi bật trong thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng là ngay từ đầu, thành phố đã tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, xác định các khu, các cụm công nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn FDI. Nhờ đó, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Đà Nẵng để làm ăn, kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 90 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư gần 1,2 tỷ USD, trong đó có hai dự án đang chờ Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép, với tổng số vốn đầu tư 116 triệu USD.

Chủ trương của thành phố Đà Nẵng là tạo mọi điều kiện, cơ hội và môi trường để thu hút vốn FDI, để nhà đầu tư các DN nước ngoài vào Việt Nam sản xuất kinh doanh, cùng hợp tác làm ăn, cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đà Nẵng đã và đang thực hiện các nhóm giải pháp về thu hút vốn đầu tư FDI bao gồm: phát triển quy hoạch, cải thiện cơ sở hạ tầng; tăng cường xúc tiến đầu tư và các giải pháp khác về cơ chế-chính sách, cải cách thủ tục hành chính. Điều này xuất phát từ những cơ sở, đó là Đà Nẵng đã rút được một số kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI, đặc biệt là những hạn chế trong một số cơ chế, chính sách, trong việc mở rộng đối tác nhằm tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, cởi mở hơn cho nhà đầu tư.

Thời gian đến, chính quyền thành phố có sự quan tâm đặc biệt với các đối tác nước ngoài trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư; thực hiện tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa chính quyền thành phố với các doanh nghiệp FDI để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính quyền với các đối tác. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng đã xác định được một số ngành mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Đã có một số doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội làm ăn, có những cam kết đáng tin cậy đầu tư vào Đà Nẵng, đang hoàn tất các thủ tục cấp

phép hoạt động. Triển vọng thu hút vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng còn dựa vào vai trò của thành phố động lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Từ đó có thể khẳng định, triển vọng thu hút vốn đầu tư FDI vào Đà Nẵng là khá sáng sủa, là cơ hội để thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế-xã hội, xứng đáng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Bài học kinh nghiệm cho Kiên Giang về thu hút vốn đầu tư:

- Huy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

- Đẩy mạnh tiết kiệm dành vốn đầu tư cho phát triển sản xuất theo hướng CNH nền kinh tế của tỉnh.

- Chú trọng công tác qui hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, đóng vai trò là thế mạnh của tỉnh để thu hút đầu tư, chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong nước và nước ngoài.

- Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh Kiên Giang đến cộng đồng trong nước và thế giới.

- Khai thác và phát huy nguồn vốn, nhân lực thông qua việc nâng cao trình độ về khoa học, kỹ thuật cho đội ngũ lao động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đề tài đã hoàn thành các công việc chủ yếu như sau: Làm rõ vai trò của nguồn lực tài chính trong quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế, phân tích việc sử dụng các nguồn lực tài chính, môi trường đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn cho đầu tư và phát triển, đồng thời khái quát những kinh nghiệm về huy động nguồn tài chính, chủ yếu là huy động vốn cho đầu tư và phát triển ở một số địa phương tiêu biểu trong nước với những thành công và tồn tại, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động nguồn lực tài chính cho tỉnh Kiên Giang.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)