5. Kết cấu của đề tài
2.3.4 Vốn từ dân cư và DNNQD
Bảng 2.13: Vốn từ dân cư và DNNQD ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn dân cư và DNNQD 3.702,74 5.486,82 7.650,42 7.795,34 9.500,00 11.590,00 Tỷ lệ so với tổng số ĐT 57,39 65,61 70,22 57,66 60,96 62,5
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Kiên Giang 2006-2011)
Bảng 2.13 cho chúng ta thấy rằng, vốn huy động từ dân chúng và DNNQD là nguồn vốn không hề nhỏ, hàng năm từ giai đoạn 2006-2011 tỷ lệ vốn, nguồn vốn huy động được trong dân là do người dân có thói quen dự trữ lượng vàng, tiền mặt và ngoại tệ rất nhiều và khi không có nhu cầu chi tiêu hầu hết người dân họ sẽ mang tiền vào gửi các ngân hàng nhằm mục đích có thể sinh lời cho bản thân họ. Và thực tế khi phát hành trái phiếu chính phủ thì khu vực từ dân cư là nơi có thể huy động hàng ngàn
tỷ đồng. Nhiều hộ kinh doanh đã trở thành đơn vị kinh tế năng động trong lĩnh vực kinh doanh địa phương. Ở một mức độ nhất định các hộ gia đình sẽ là một số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Bên cạnh nguồn vốn từ dân cư, thì trong những năm gần đây sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, …Xét về mặt hiệu quả và chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp tư nhân tương đối cao. Với tính chất phong phú, năng động, linh hoạt, có nhiều sáng kiến, sáng tạo mới trên lý thuyết đây là khu vực có cơ sở và trách nhiệm phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, khu vực này cũng chứa đựng rất nhiều hạn chế: trốn thuế, nhiều cơ sở làm ăn hiệu quả, thua lỗ gây tổn thất cho nền kinh tế, do chính sách thông thoáng, quản lý hành chính lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho các công ty ma ra đời lừa đảo, chiếm dụng tài sản nhân dân gây bức xúc trong xã hội. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp tư nhân đến nền kinh tế như hiện nay.
2.3.5 Nguồn vốn tín dụng
Các ngân hàng trên địa bàn đã mở rộng mạng lưới và thực hiện nhiều chính sách linh hoạt trong việc huy động vốn để giữ nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản và thu hút tiền lưu thông như: đa dạng hóa kỳ hạn, tăng thêm các kỳ ngắn hạn, nâng lãi suất huy động, cam kết lãi suất thực dương, khuyến mãi, dự thưởng… nên nguồn vốn huy động tăng mạnh. Mặt khác, tranh thủ các nguồn vốn ưu tiên đầu tư theo mục tiêu kiềm chế lạm phát (cho vay nông nghiệp, nông thôn, tiêu dùng) để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chính vì thế, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2011 luôn có chiều hướng gia tăng, điều này được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động của ngân hàng
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn huy động tại địa phương 3.100 4.998 6.516 9.080 11.280 13.988
Vốn vay 3.642 4.052 4.977 7.430 9.730 12.748
Vốn khác 1.367 2.214 3.109 3.420 4.580 6.870
Tổng nguồn vốn 8.109 11.264 14.602 19.930 25.590 33.606
Thực hiện định hướng chỉ đạo của NHNNVN về đầu tư tín dụng qua các năm, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, các TCTD đã dốc sức, hết lòng trong việc triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời mở rộng tín dụng có hiệu quả, áp dụng lãi suất hợp lý, tháo dỡ các vướng mắc, khó khăn về vay vốn, trả nợ của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh để nhằm ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Hiệu quả của công tác cho vay trong giai đoạn 2006-2011 được thể hiện rõ nét ở bảng số liệu sau
Bảng 2.15: Tình hình sử dụng vốn của các NHTM
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng doanh số cho vay 12.817 18.725 22.872 32.755 34.885 41.863 Doanh số cho vay ngắn hạn 10.339 15.153 19.924 27.875 30.305 36.366 Doanh số cho vay dài hạn 2.478 3.572 2.947 4.880 4.580 5.496 Tổng dư nợ cho vay 7.436 10.110 12.157 16.655 20.120 26.156 Dư nợ cho vay ngắn hạn 4.431 6.220 8.059 11.595 13.310 17.303 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 3.005 3.890 4.098 5.060 6.810 8.853
(Nguồn: Báo cáo hoạt động NHNNVN chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2006-2011 )
Tình hình sử dụng vốn là một trong những nguồn quan trọng tài trợ cho các nhu cầu đầu tư phát triển.
Bên cạnh việc mở rộng tín dụng hợp lý, năm 2011 các ngân hàng cũng đã thực hiện tốt công tác cho vay hỗ trợ lãi suất được 129.971 lượt với số tiền 13.463 tỷ đồng, chiếm 96,5% số lượng hồ sơ và 91,4% số tiền đề nghị vay vốn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất thời điểm cao nhất lên đến 6.300 tỷ đồng, chiếm 40% dư nợ tín dụng toàn tỉnh. Đối tượng cho vay hỗ trợ lãi suất tập trung vào các ngành: nông nghiệp (1.859 tỷ đồng, chiếm 13,8%), thủy sản (463 tỷ đồng, chiếm 3,4%), công nghiệp chế biến (2.461 tỷ đồng, chiếm 18,3%), xây dựng (904 tỷ đồng, chiếm 6,7%), thương nghiệp (7.147 tỷ đồng, chiếm 53,1%). Công tác thanh, kiểm tra của NHNN chi nhánh Kiên Giang và giám sát của các ngành, các cấp cho thấy các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện công tác cho vay, hỗ trợ lãi suất với tinh thần trách nhiệm khẩn trương, cho vay đúng qui trình, thủ tục, đối tượng và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, ít
trường hợp sai sót và chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đã giúp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế của tỉnh.