5. Kết cấu của đề tài
3.5 Giải pháp gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại Kiên Giang
Giang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nguồn lực tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2006 đến 2011 cho thấy mặc dù các nguồn lực tài chính có sự tăng trưởng tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của tỉnh. Các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang là:
- Kiên Giang là một trong bốn tỉnh, thành phố được xác định là vùng kinh tế
trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long, đóng vai trò quan trọng về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nông – lâm - thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông – lâm - thủy sản của cả nước.
- Tiềm năng về quỹ đất để phát triển nông nghiệp còn khá lớn, thuận lợi phát
triển các loại cây trồng như lúa, khóm, mía, tiêu, tràm, …
- Vị trí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang nhiều tiềm năng và lợi thế
kinh tế phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế và nhiều tài nguyên du lịch cảnh quan, văn hóa, lịch sử... Đồng thời, với vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan nên Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.
- Tiềm năng du lịch biển, đảo: Kiên Giang là 1 trong 28 tỉnh, thành phố của cả
loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… với những bãi tắm tuyệt đẹp, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh phong phú và đa dạng.
Nếu so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, vì tạo hóa đã ban tặng cho Kiên Giang - vùng đất nơi cuối trời phía Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam - nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến đó là thắng cảnh Hà Tiên và đảo ngọc Phú Quốc. Đặc biệt, Phú Quốc nổi tiếng với những bãi biển rất thơ mộng, rực nắng, có thể tắm mát quanh năm. Do vậy, Phú Quốc được chọn là nơi đầu tư phát triển Du lịch Sinh thái, Nghỉ dưỡng chất lượng cao cho cả khu vực và quốc tế. Với định hướng phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 633/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch trên đảo, góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch lớn trong cả nước, có cảng hàng không quốc tế. Ngoài Phú Quốc, Kiên Giang còn sở hữu hai thắng cảnh nổi tiếng của vùng là Hà Tiên và Kiên Lương, thêm vào đó là 2 Vườn quốc gia U Minh Thượng và Vườn quốc gia Phú Quốc lớn nhất Đông Nam Á, có khu bảo tồn biển phía Nam đảo Phú Quốc.
- Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng Sông cửu long có trữ lượng đá vôi
khá lớn, khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng đá xây dựng cũng khá phong phú.
Nhìn chung, Kiên Giang sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi hấp dẫn thu hút các nguồn lực đầu tư tài chính trong nước cũng như đầu tư của nước ngoài.
Trong thời gian qua Kiên Giang đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi linh hoạt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và đã đạt được nhiều kết quả thật khả quan. Để thực hiện tốt hơn trong việc đẩy mạnh phát triển thì việc kết hợp giữa các ngành có liên quan là hết sức quan trọng.
Để Kiên Giang tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và hội nhập, vấn đề quan tâm đầu tiên là xây dựng quy hoạch tốt từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết cũng như các quy hoạch chuyên ngành (du lịch, xây dựng, thủy sản). Giải pháp thứ 2 là đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt về giao thông, quan tâm đến hệ thống cấp điện, nước. Thứ 3 là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Giải pháp thứ 4 là huy động các nguồn lực đầu tư thông qua cơ chế chính sách
thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh chóng không mất thời gian của nhà đầu tư. Đây là bốn nhóm giải pháp cơ bản mang tính đột phá và song song đó Kiên Giang cũng thực hiện nhiều giải pháp tổng thế khác.