Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 70)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Do công tác chỉ đạo, điều hành của sở ngành và chính quyền các cấp còn hạn chế; năng lực cụ thể hoá chỉ đạo thực hiện còn chậm, thiếu kiểm tra, đôn đốc, chấn

chỉnh và uốn nắn kịp thời những khó khăn, vướng mắc; cải cách thủ tục về đầu tư vẫn chưa thông thoáng cho các nhà đầu tư; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, từng lúc có biểu hiện trông chờ vào cấp trên, khó khăn vướng mắc chậm đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết, còn đùn đẩy trách nhiệm giữa sở ngành và địa phương.

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ quan vẫn là trong quản lý điều hành trực tiếp ở các cấp, các ngành và có trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh là nguyên nhân chủ yếu cần được khắc phục.

Nhìn tổng thể, nhờ cụ thể hoá, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt các kế hoạch đã đề ra, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.

Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015. Bước vào xây dựng kế hoạch năm 2011 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phục hồi nhanh trên tất cả các ngành, lĩnh vực; kinh tế vĩ mô dần ổn định; thị trường ngoài nước có dấu hiệu khởi sắc hơn. Trong tỉnh: tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả. Chủ trương của Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở ra cơ hội tăng cường đầu tư về mọi mặt, nhất là kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, năm 2011 dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức: tình hình giá cả tăng cao, thị trường tài chính vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, lãi suất tín dụng còn ở mức cao, giá vàng và tỷ giá ngoại tệ biến động bất thường; tình hình rào cản thương mại được dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, xuất khẩu nông thuỷ sản của tỉnh; thiên tai do biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hoàn thành chương 2, tác giả trình bày tổng quát về tình hình kinh tế-xã hội, nguồn lực và lợi thế phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011. Đồng thời trong chương 2 đề tài cũng đã phân tích thực trạng việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển Kiên Giang giai đoạn 2006-2011 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, đề tài cũng rút ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tại tỉnh Kiên Giang đến năm 2015.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KIÊN GIANG

3.1 Định hướng phát triển tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển và định hướng đến năm 2020

3.1.1 Phương hướng chung

Bước vào xây dựng kế hoạch trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường ngoài nước có dấu hiệu khởi sắc hơn. Trong tỉnh tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục ổn định và phát triển, các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả. Chủ trương của Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long mở ra cơ hội tăng cường đầu tư về mọi mặt, nhất là kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, năm 2012 và những năm tiếp theo dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tình hình lạm phát, thị trường tài chính vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, lãi suất tín dụng còn ở mức cao, giá vàng và tỷ giá ngoại tệ biến động bất thường, tình hình rào cản thương mại được dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, xuất khẩu nông thuỷ sản của tỉnh, thiên tai do biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp

Những thuận lợi và thách thức trên, đòi hỏi các ngành các cấp nỗ lực phấn đấu cao, chủ động khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy nhà nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2015.

Phấn đấu thúc đẩy sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững. Nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế. Phát huy lợi thế là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL để đầu tư, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt hạ tầng trên đảo Phú Quốc. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, quan tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính sâu rộng hơn trên các lĩnh

vực công, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trong chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, thực hiện tốt chương trình hành động của Chính phủ về phòng chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm. Giữ vững chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tiếp tục duy trì trật tự an toàn xã hội và kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở dự báo, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cân đối năng lực sản xuất của tỉnh, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2015 phấn đấu đạt các mục tiêu chủ yếu sau đây:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.500 USD (giá hiện hành). Tổng thu ngân sách trên địa bàn 3.253 tỷ đồng, tăng 19,7% so với kế hoạch năm 2011 và tăng 14,7% so với ước thực hiện năm 2011; tổng chi ngân sách 5.816,1 tỷ tăng 35,2% so dự toán đầu năm 2011, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.928,6 tỷ đồng .Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 20.594,2 tỷ đồng, tăng 32,2% so với năm 2011, chiếm 39,2% so với GDP, trong đó vốn ngân sách do địa phương quản lý 3.713,3 tỷ đồng.

Tỷ lệ xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hoá hoặc bê tông hóa đạt 97% và 100% xã đất liền có đường ô tô đến trung tâm, 10% đường liên ấp được bê tông xi măng. Giảm tỷ lệ sinh 0,3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 12,4‰ quy mô dân số là 1.729.000 người, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 16,6%. Tỷ lệ huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường đạt 95% trở lên. Số lao động được giải quyết việc làm 29.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 26%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5% trở lên. Tỷ lệ hộ sử dụng điện 95,6%, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch 92%. Tỷ lệ che phủ rừng 13,5%. Thu gom xử lý chất thải rắn đạt 83%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 92%.

3.1.2 Các quan điểm phát triển

Khai thác tối đa và có hiệu quả nội lực, thu hút các nguồn ngoại lực để đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển mạnh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả.

Chuyển dịch mạnh nền kinh tế theo hướng tăng trọng nganh công nghiệp-dịch vụ. Tập trung phát triển ngành nông-lâm-thủy sản theo hướng phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ, công nghiệp ưu tiên sử dụng nguyên liệu địa phương, mở rộng công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu bên ngoài tỉnh.

Đầu tư có trọng điểm vào một số địa bàn có động lực, xây dựng Phú Quốc với chức năng là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước, thu hút khách du lịch nước ngoài, xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm đào tạo đa ngành, là khu vực sản xuất và chế biến xuất khẩu các loại thủy hải sản, mặt hàng nông nghiệp có chất lượng.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giảm chênh lệch mức

sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn. Bên cạnh tập trung đầu tư có trọng điểm ở các vùng có động lực, quan tâm phát triển vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở giải quyết tốt yếu tố hạ tầng và các chính sách xã hội.

Phát huy yếu tố năng lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh, thu hút nguồn lực chất lượng cao bên ngoài. Thực hiện công bằng xã hội, phát triển giáo dục, y tế, chú trọng công tác đào tạo, nhất là đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý đội ngũ các doanh nhân.

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

3.2. Dự báo nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

3.2.1 Dự báo nhu cầu phát triển

Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong vùng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảng 3.1: Bảng cân đối tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011- 2015

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Kiên Giang)

Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá - Hà Tiên trong đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Đẩy mạnh phát triển Kiên Giang theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu tăng dần tỷ trọng ngành du lịch-công nghiệp. Đến năm 2015 xây dựng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 47,2%, ngành du lịch-dịch vụ chiếm tỷ trọng 40% và ngàng nông lâm thủy sản chiếm 12,8%, GDP bình quân đầu người cố gắng phấn đấu 25-30 triệu đồng. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các nguồn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh nguồn thu từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 44,27% so với tổng vốn đầu tư, tiếp theo là đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 25%, tổng thu ngân sách nhà nước vào nguồn

Giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 2011-2015 Tổng VĐT toàn xã hội Tỷ đồng 20.594 27.710 33.214 41.700 47.573 170.292 Tỷ lệ so với GDP % 39,21 45,82 46,48 49,29 47,26 46,06 Vốn ĐTNSNN Tỷ đồng 5.252 6.000 7.000 6.700 6.201 30.653 % so với TMĐT % 25,50 21,65 21,08 16,07 13,04 18,00 Vốn TDĐT PTNN Tỷ đồng 392 900 1.000 1.200 1.200 4.692 % so với TMĐT % 1,91 3,25 3,01 2,88 2,52 2,76 Vốn ĐTDNNN Tỷ đồng 3.100 3.300 3.500 3.700 3.538 17.138 % so với TMĐT % 15,05 11,91 10,54 8,87 7,44 10,06 Dân cư và DNNQD Tỷ đồng 11.000 12.500 13.200 16.900 21.634 75.234 % so với TMĐT % 53,41 45,11 39,74 40,53 45,47 44,18 Vốn ĐT trực tiếp NN Tỷ đồng 850 5.010 8.514 13.200 15.000 42.574 % so với TMĐT % 4,13 18,08 25,63 31,65 31,53 25,00

đầu tư toàn tỉnh chiếm 18%, ngoài ra còn có nguồn vốn từ đầu tư doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ 10,06% và nguồn tín dụng đầu tư và phát triển nhà nước chiếm 2,76%.

Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Vốn thu hút đầu tư

toàn tỉnh đẩy mạnh cho ngành công nghiệp-xây dựng và ngành dịch vụ, cho nên giẩm tổng vốn đầu tư vào ngành nông-lâm-thủy sản với số liệu cụ thể như sau, giai đoạn 2006-2010 tổng vốn đầu tư vào ngành nông-lâm-thủy chiếm 21,6%, đến giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ lệ 12,8% tổng vốn đầu tư và giai đoạn 2016-2020 tổng vốn đầu tư vào ngành nông-lâm-thủy chiếm tỷ lệ 14,6%. Tuy nhiên, phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế

2006-2010 2011-2015 2016-2020 Chỉ tiêu Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nông-lâm-ngư nghiệp 11.837,6 21,6 21.799,0 12,8 29.754,4 14,6 Công nghiệp-xây dựng 21.465,4 39,1 80.451,0 47,2 97.439,8 48,0 Dịch vụ 21.509,8 39,3 68.041,0 40,0 75.864,2 37,4 Tổng nhu cầu 54.812,8 100 170.292,0 100 203.058,4 100

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Kiên Giang)

Nông nghiệp: Phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, ổn định diện tích canh tác lúa, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao; phấn đấu sản lượng lúa năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 3,7 triệu tấn. Quy hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, rau sạch, hoa, cây cảnh. Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, gia cầm theo hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt.

Lâm nghiệp: Ổn định diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 85.778 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 13,5 - 14%; bảo vệ rừng phát huy các giá trị và chức năng của các hệ sinh thái rừng, duy trì đa dạng sinh học, trong đó tập trung cho rừng quốc gia Phú Quốc và U Minh Thượng.

Thủy sản: Đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề hợp lý. Phát triển nuôi trồng

thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến biển, cá lồng bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 390.000 - 420.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản từ 140.800 - 133.700 ha trong đó, nuôi tôm 88.500 - 75.000 ha.

Phát triển ngành công nghiệp-xây dựng: Đẩy mạnh thu hút vồn đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng, phấn đấu giai đoạn 2011-2015 tổng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ lệ 47,2% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và giai đoạn 2016-2020 chiếm tỷ lệ 48% tổng vốn đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; phát triển các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, nông - lâm - thủy sản và hình thành ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh kiên giang định hướng đến năm 2020 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)