5. Kết cấu của đề tài
3.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế
3.3.1 Lĩnh vực kinh tế
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Giữ ổn định sản xuất các vùng nguyên liệu chất lượng cao theo quy hoạch. Tiếp tục vận động nông dân trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và luân canh trên đất
hai vụ lúa. Phấn đấu sản lượng lương thực đạt 3,5 triệu tấn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp. Tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển rừng, gắn với tăng cường quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên, mô hình tôm - lúa vùng U Minh Thượng.
Tập trung đầu tư năng lực các ngành công nghiệp có lợi thế, nhất là công nghiệp chế biến nông thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thạnh Lộc - Châu Thành, Thuận Yên - Hà Tiên, cảng cá Tắc Cậu giai đoạn 2 - Châu Thành và 3 cụm công nghiệp: Thạnh Hưng - Giồng Riềng, Vĩnh Hoà Hưng Nam - Gò Quao, Vĩnh Phong - Vĩnh Thuận.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án ở vùng du lịch trọng điểm, tăng cường các hoạt động quảng bá các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh, chủ động tăng cường liên doanh liên kết tổ chức khai thác tốt các tour du lịch trong tỉnh, trong nước và các nước trong khu vực, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch để thu hút du khách, phấn đấu tổng lượt khách đạt 3,190 triệu lượt. Phát triển mạnh các loại hình kinh doanh thương mại, đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối. Khai thác tốt thị trường nội địa, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tìm cơ chế hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích cực, chủ động công tác xúc tiến mở rộng các thị trường mới, củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn.
Tiếp tục đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, đầu tư kết cấu hạ tầng cửa khẩu quốc gia Giang Thành. Đẩy mạnh hoạt động thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Kiên Giang với các tỉnh, thành trong và ngoài nước đã ký kết.
Kiểm soát tốt tình hình giá cả thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa thuỷ sản, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực như tôm đông, mực đông, gạo…Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng cường đầu
tư hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến xay xát gạo đáp ứng điều kiện xuất khẩu theo quy định mới về xuất khẩu gạo của Chính phủ.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông, tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng giao thông nông thôn. Phối hợp với việc đầu tư các công trình trọng điểm của Trung ương, của các nhà đầu tư trên địa bàn như: một số đoạn trên tuyến hành lang ven biển phía Nam, đường tránh qua thành phố Rạch Giá, quốc lộ 61, đường trên đảo Phú Quốc, xây dựng cảng Hòn Chông....
Khuyến khích đổi mới phương tiện vận tải nâng cao chất lượng, gắn với đảm bảo an toàn - văn minh từng bước hiện đại hóa hoạt động vận tải, đáp ứng tốt dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách.
Tiếp tục phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và đồng bộ về công nghệ. Triển khai quy hoạch phát triển CNTT của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2015.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, triển khai thực hiện tốt các giải pháp thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm triển khai các dự án. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hoá và xã hội.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư bằng các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Tập trung đầu tư các dự án, chương trình mục tiêu Đại hội IX Đảng bộ tỉnh về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các công trình từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ như đầu tư cho giao thông, thủy lợi, xây dựng, nâng cấp một số bệnh viện tuyến tỉnh, kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên.
Song song với tập trung đầu tư trên các lĩnh vực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án về thương mại du lịch, đô thị. Tổng các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn trong kế hoạch năm 2011 khoảng 20.594,2 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách do địa phương quản lý là 3.713,3 tỷ đồng.
Các ngành, các cấp tập trung triển khai ngay thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ dự toán ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2011-2015 đã được phân bổ cho các sở ngành và địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Triển khai có hiệu quả các chính sách thuế, gắn với tăng cường và khai thác tốt các nguồn thu cho ngân sách, phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 3.253 tỷ đồng, tăng từ 14,7% so với kết quả thực hiện trong năm 2011.
Tăng cường quản lý, điều hành đảm bảo tổng mức dự toán chi ngân sách địa phương năm đã được hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị, tổng chi ngân sách 5.816,1 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 1.928,6 tỷ đồng.
Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Nguồn vốn huy động đạt 30.700 tỷ đồng trong đó huy động tại địa phương chiếm 45%, doanh số cho vay 43.380 tỷ đồng dư nợ 24.150 tỷ đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình, dự án và các giải pháp để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.
Tổ chức theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn. Đề xuất kịp thời các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá, kê khai giá để bình ổn giá cả trên thị trường.
Tiếp tục nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch, các vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ để doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
3.3.2 Nhiệm vụ phát triển văn hóa-xã hội
Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, phát triển quy mô đào tạo, chú trọng phát triển quy mô đào tạo nghề. Tập trung đầu tư xây dựng trường, lớp học đạt chỉ tiêu kế hoạch. Đẩy mạnh xã hội hóa huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo.
Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, ngăn ngừa mất cân bằng về giới tính. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, đảm bảo vệ sinh môi trường phòng chống dịch
bệnh. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh bằng các nguồn vốn để nâng cấp mở rộng xây mới bệnh viện tuyến huyện. Tăng cường luân phiên cán bộ y tế cho tuyến dưới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường giải quyết việc làm, đào tạo nghề gắn địa chỉ, hỗ trợ các đối tượng chính sách. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân ở các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá và các hoạt động văn hoá. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở. Nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, phát triển khoa học công nghệ theo hướng toàn diện, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Tiếp tục thực hiện đề án tiềm lực công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân tăng giá trị sản xuất và các giải pháp công nghệ bảo quản sản phẩm.
Triển khai thực hiện chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường các vùng biển, hải đảo. Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nhà máy, khu cảng cá, các khu đông dân cư, khu đô thị, kênh rạch bị ô nhiễm nặng theo lộ trình. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường các dự án.
3.4 Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính 3.4.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước 3.4.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước
Để một nền kinh tế có thể phát triển được, yếu tố quan trọng là phải huy động được nguồn lực tài chính tài trợ cho các kế hoạch phát triển. Để huy động được nguồn lực tài chính trong và ngoài nước thì bản thân các nhà khai thác và sử dụng vốn phải tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư thông qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã thu hút được.
Để tạo được sức bật cho nền kinh tế, chúng ta không thể đề cập đến việc thu hút nguồn vốn bên ngoài, kể cả hai hình thức ODA và FDI. Tuy nhiên nguồn vốn này thường có tính chất ổn định, để tránh tình trạng khủng hoảng do sự tháo chạy của các nhà đầu tư thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước là một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Một khi chúng ta đã sử dụng tốt các nguồn lực tài chính trong nước thì việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của chúng ta để an tâm cho các quyết định đầu tư của họ vào nước ta là chuyện đương nhiên.
3.4.2 Sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước được dùng để chi tiêu dùng cho xã hội và chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi tiêu dùng xã hội không thể tính toán định lượng về mặt hiệu quả một cách rõ rệt do không thu hồi lại được. Các khoản chi cho đầu tư phát triển thì ngược lại, sau một quá trình đầu tư chúng được thu hồi lại với một hiệu quả rõ rệt. Dưới sự chi phối của luật doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều bình đẳng, chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình. Hiện nay chi cho đầu tư phát triển đang dần được gom về một đầu mối đó là việc nhà nước đã thành lập tổng công ty quản lý và sử dụng vốn của nhà nước để quản lý các nguồn vốn đầu tư của NSNN đang sử dụng cho mục đích kinh doanh.
3.4.3 Cơ chế và chính sách tài chính
Trong quá trình phát triển, chúng ta cần nhanh chóng chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp.
Tuy nhiên để đảm bảo quá trình xây dựng phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài chính phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ tài chính, quan trọng nhất là phải đổi mới hệ thống thuế theo hướng đơn giản hóa, tăng dần tỷ
trọng thuế trực thu, cải tiến quy trình thu thuế, bảo đảm sử dụng thuế như một công cụ hiệu lực và hiệu quả cao.
Hoàn thiện cơ chế huy động, sử dụng vốn trong và ngoài nước. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Tiếp tục đổi mới cơ cấu chi và nâng cao hiệu quả chi. Lành mạnh hóa cơ cấu nói riêng và quan hệ tài chính của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các DNNN, áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các DN.
Tích cực tác động điều chỉnh tài chính dân cư theo hướng nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, thay đổi cơ cấu tiêu dùng, nâng cao tỷ lệ bảo hiểm trong xã hội. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, các chuyên gia và nhân viên nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
3.5 Giải pháp gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại Kiên Giang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 Giang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nguồn lực tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2006 đến 2011 cho thấy mặc dù các nguồn lực tài chính có sự tăng trưởng tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của tỉnh. Các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang là:
- Kiên Giang là một trong bốn tỉnh, thành phố được xác định là vùng kinh tế
trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long, đóng vai trò quan trọng về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến nông – lâm - thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông – lâm - thủy sản của cả nước.
- Tiềm năng về quỹ đất để phát triển nông nghiệp còn khá lớn, thuận lợi phát
triển các loại cây trồng như lúa, khóm, mía, tiêu, tràm, …
- Vị trí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kiên Giang nhiều tiềm năng và lợi thế
kinh tế phong phú, đa dạng để phát triển kinh tế và nhiều tài nguyên du lịch cảnh quan, văn hóa, lịch sử... Đồng thời, với vị thế là cửa ngõ ở phía Tây Nam thông ra Vịnh Thái Lan nên Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.
- Tiềm năng du lịch biển, đảo: Kiên Giang là 1 trong 28 tỉnh, thành phố của cả