Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau (Trang 33)

10. Kết cấu của Luận văn

1.3.3.Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT

nguồn nhân lực CNTT đã được ban hành và thực thi. Một số chính sách đã được đưa vào luật (ví dụ: Luật CNTT 2006). Tuy nhiên, cho đến hiện tại, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một trong những nguyên nhân chính là một số chính sách phát triển CNTT còn chung chung, cào bằng. Vì vậy, chưa phù hợp với đặc thù của một số địa phương. Bên cạnh đó, chưa có chính sách, cơ chế đồng bộ để áp dụng nên việc thực thi các chính sách phát triển CNTT ở Việt Nam chưa đạt kết quả như mong muốn do chưa có cơ chế để thật sự phát triển nguồn nhân lực CNTT của từng tỉnh thành có những đặc thù riêng biệt.

Vì vậy, đối với trường tiểu học ở tp Cà Mau, cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cụ thể theo hướng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về CNTT cho đối tượng phụ trách CNTT nhằm đảm bảo có được nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT để thực hiện tin học hóa trong nhà trường đáp ứng nhu yêu cầu phát triển của XH ngày nay.

Các lý luận và phân tích thực tiễn đã cho thấy để phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, cần chú trọng tới chính sách, cơ chế để phát triển nhân lực. Ở tầm vĩ mô, các chính sách này khi thực thi phải tuân thủ nguyên tắc kết nối tương tác và vận hành xuyên suốt mới có thể đảm bảo hiệu quả tin học hóa trong công tác quản lý trường tiểu học đạt kết quả cao .

Kết luận chƣơng 1

CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhiều mặt đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của các quốc gia. Phân tích việc ứng dụng của CNTT trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội n ó i c h u n g v à c ủ a n g à n h GD&ĐT nói riêng đã chứng minh rằng nhân tố quyết định sự thành công của việc ứng dụng CNTT để đáp ứng nhu cầu tin học hóa trong các nhà trường và góp phần phát triển KT - XH chính là nguồn nhân lực CNTT, chứ không phải các nhân tố thuần công nghệ - kĩ thuật. Nhiều trường hợp nghiên cứu đã cho thấy nếu không phát triển nguồn nhân lực CNTT hợp lý tức là

không sử dụng, ứng dụng được CNTT thì sẽ gây lãng phí trầm trọng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT vì công nghệ sớm lạc hậu mà nguồn nhân lực CNTT vừa thiếu, lại vừa yếu sẽ không có khả năng đáp ứng nhu cầu.

Vì vậy, nguồn nhân lực CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong công tác quản lý trường tiểu học của ngành GD&ĐT nói riêng mà góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước.

Các lý luận về nguồn nhân lực, quản trị nhân lực, chính sách của nhà nước về nguồn nhân lực đã chỉ ra rằng ở phạm vi quốc gia, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, nguồn nhân lực không phải là vô hạn, vì vậy, phải xác định rõ nhu cầu trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc sử dụng nhân lực để đảm bảo sử dụng nhân lực theo định hướng đáp ứng nhu cầu thỏa mãn các tiêu chí: Thực tiễn, hiện đại, chuyên nghiệp.

Nguồn nhân lực CNTT có những đặc thù riêng biệt nên phải quản trị nguồn nhân lực này một cách hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hiện nay. Vì vậy, cần có những chính sách, cơ chế quản trị và phát triển nguồn nhân lực CNTT phù hợp với đặc điểm tình hình của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.

Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT ở các tổ chức, địa phương trong cùng một giai đoạn là rất khác nhau. Vì vậy, sau khi đã xác định nhu cầu nhân lực CNTT của mỗi vùng, từng ngành, từng lĩnh vực thì phải có các chính sách, cơ chế phát triển nguồn nhân lực CNTT phù hợp mà cụ thể là nhằm góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT ngày một hiệu quả hơn trong mỗi trường tiểu học ở tp Cà Mau hiện tại và tương lai.

Tất cả các luận điểm trên sẽ là cơ sở cho việc triển khai phân tích thực trạng nguồn nhân lực CNTT; những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách nguồn nhân lực CNTT trong ngành GD&ĐT; của địa phương tỉnh Cà Mau được áp dụng trong quản lý trường tiểu học ở tp Cà Mau để từ đó đề ra những giải pháp và khuyến nghị chung cho việc hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC CNTT TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG TRƢỜNG

TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU 2.1. Khái quát về các trƣờng tiểu học ở tp Cà Mau

2.1.1. Quy mô trường, lớp và chất lượng HS (học sinh) tiểu học

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, học sinh tiểu học năm học 2012-2013

Tổng số trường tiểu học Số điểm trường Số lớp Số học sinh HS dân tộc 33 75 713 21842 59

(Nguồn Phòng GD&ĐT tp Cà Mau)

Năm học 2012-2013, giáo dục tiểu học tp Cà Mau có tổng số 713 lớp và 21.842 học sinh. Trong đó học sinh đồng bào các dân tộc Khmer chiếm 59 em. Quy mô trường, lớp và học sinh tương đối ổn định.

2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường tiểu học tp Cà Mau tại thời điểm tháng 6/2013

Tổng số trường tiểu học Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên Nữ Dân tộc Đại học Cao đẳng Trung học Chưa chuẩn 33 78 1073 40 787 8 703 37 451

(Nguồn Phòng GD&ĐT tp Cà Mau)

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường tiểu học trong tp Cà Mau đa số đạt trình độ đào ta ̣o từ trung học sư phạm trở lên. Số lượng đội ngũ có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên chiếm hơn một nửa. Trong tổng số 1191 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo thống kê ở bảng 2.2. Số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là nữ chiếm 787/1191 đạt gần 66,08%.

2.1.3. Chất lượng học sinh tiểu học

Chất lượng của học sinh trong trường tiểu học chính là hiệu quả chất lượng của công tác quản lý và giảng dạy của nhà trường. Để chất lượng của học sinh đạt kết quả cao theo chúng tôi các trường tiểu học cần mạnh dạn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học bằng cách đưa ứng dụng CNTT vào trong hoạt động quản lý của nhà trường, sử dụng phần mềm quản lý trường học để quản lý chuyên môn, quản lý giáo viên, quản lý học sinh, … để nâng dần chất lượng đào tạo và quản lý trong mỗi nhà trường tiểu học hiện nay. Muốn làm được như vậy, ở mỗi trường theo chúng tôi cần phải có nhân viên phụ trách CNTT làm hạt nhân nồng cốt, có trình độ được đào tạo chuyên sâu về CNTT để vận hành hệ thống phần mềm quản lý trường học, kịp thời cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu liên quan đến hoạt động của nhà trường, kịp thời báo cáo kết quả chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường đến phụ huynh học sinh, đảm bảo độ chính xác của thông tin, giúp công tác phối hợp thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh kịp thời, liên tục sẽ dần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong mỗi nhà trường tiểu học.

* Về học lực

+ Các môn đánh giá bằng điểm số

Bảng 2.3: Kết quả học tập của học sinh tiểu học đối với các môn đánh giá bằng điểm số TT Môn Số HS Giỏi Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % Trung bình Tỷ lệ % Xếp loại yếu Tỷ lệ % 1 Toán 21842 6579 30.12 7782 35.63 6646 30.43 835 3.82 2 Tiếng việt 21842 5025 23.01 7335 33.58 8753 40.07 729 3.34 3 Khoa học 8535 3237 37.93 1577 18.48 3595 42.11 126 1.48 4 Lịch sử & Địa lý 8535 3273 38.35 1708 20.01 3448 40.40 106 1.24

5 Tiếng Anh

3,4,5 11844 4936 41.68 3404 28.74 3134 26.46 370 3.12

(Nguồn Phòng GD&ĐT tp Cà Mau) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng học sinh qua tổng hợp của Phòng GD&ĐT tp Cà Mau cho thấy kết quả học tập của học sinh ở các môn chưa đồng đều. Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi môn Toán 30,12%, trong khi đó môn Tiếng Việt là 23.01%. Số học sinh xếp loại yếu vẫn còn nhiều ở hai môn Toán và Tiếng Việt; môn Toán 3,82%, Tiếng Việt 3,34%. Môn Lịch sử và Địa lý có số học sinh yếu thấp nhất 1,24%.

Nguyên nhân chất lượng của học sinh không đồng đều ở các môn là do nhà trường chậm đổi mới phương pháp quản lý vào hoạt động quản lý nhà trường cụ thể như: Quản lý chuyên môn giảng dạy của giáo viên và quản lý học sinh chưa khoa học, vẫn còn làm điểm theo lối thủ công, công tác báo cáo kết quả học tập của học sinh đến phụ huynh còn theo lối cũ cuối mỗi học kỳ nhà trường báo cáo kết quả học tập của học sinh đến mỗi phụ huynh.

Nếu nhà trường mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào trong hoạt động quản lý của nhà trường tiểu học bằng cách sử dụng phần mềm tích hợp để quản lý các mặt hoạt động của nhà trường như: Quản lý công tác chuyên môn, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý điểm của học sinh, … Nếu nhân viên phụ trách CNTT của trường tiểu học có đủ lực để vận hành hệ thống phần mềm quản lý trường tiểu học thì thông tin liên quan đến hoạt động của nhà trường được cập nhật vào phần mềm và báo cáo kịp thời đặc biệt là chất lượng học tập của học sinh ở mọi thời điểm trong năm học. Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, … có thể truy cập vào website của nhà trường là có thể xem kết quả học tập của học sinh mọi lúc, mọi nơi để có giải pháp khắc phục những hạn chế và từng bước nâng dần chất lượng giảng dạy và học tập của trường tiểu học phù hợp với nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT hiện nay.

+ Các môn đánh giá bằng nhận xét

Bảng 2.4: Kết quả học tập của học sinh tiểu học đối với các môn đánh giá bằng nhận xét

TT Môn Số HS

Loại A Loại A+ Chưa đạt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Đạo đức 21842 15319 70.14 6495 29.74 28 0.13 2 TN&XH lớp1,2,3 13196 8601 65.18 4455 33.76 140 1.06 3 Mĩ thuật 21842 13077 59.87 8746 40.04 19 0.09 4 Âm nhạc 21842 12975 59.40 8853 40.53 14 0.06 5 Kĩ thuật 21842 13801 63.19 7930 36.31 111 0.51 6 Thể dục 21842 14665 67.14 7086 32.44 91 0.42

(Nguồn Phòng GD&ĐT tp Cà Mau)

Qua bảng tổng hợp đối với các môn đánh giá bằng nhận xét thể hiện học sinh được xếp loại A+, A rất cao. Học sinh chưa hoàn thành yêu cầu môn học ít. Số học sinh chưa hoàn thành môn học nhiều là môn tự nhiên & xã hội lớp 1,2,3 tới 1,06%.

Nhìn chung kết quả học tập của học sinh phản ánh rõ nét chất lượng quản lý, giảng dạy của nhà trường còn nhiều bất cập. Đối với những môn học này hầu hết học sinh và phụ huynh học sinh đều xem là môn phụ, học sinh học các môn này nhằm đối phó với điểm số. Nếu nhà trường mạnh dạn chỉ đạo đưa ứng dụng CNTT vào trong công tác giảng dạy, trong mỗi tiết dạy giáo viên có những đoạn phim minh họa thực tế dẫn chứng thực tế cho học sinh xem, tạo hứng thú cho học sinh thì chất lượng các môn học này sẽ dần cải thiện và sẽ góp phần nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường.

* Về hạnh kiểm:

Bảng 2.5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học năm học 2012-2013

Số học sinh Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ

Số lượng % Số lượng %

21842 21544 98.63 298 1.37

Hạnh kiểm của học sinh tiểu học được đánh giá theo mức thực hiện đầy đủ và thực hiện chưa đầy đủ. Học sinh được đánh giá là thực hiện đầy đủ đạt 98,63% , chỉ còn 1,37% học sinh là thực hiện chưa đầy đủ.

Nhìn chung ở bậc tiểu học học sinh ở độ tuổi nhỏ, nề nếp học tập của học sinh tương đối tốt. Tuy nhiên, số lượng học sinh trong mỗi nhà trường tiểu học là đông, việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh còn nhiều bất cập ở khâu xử lý số liệu bởi vì hầu hết các trường tiểu học chưa mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT để làm công cụ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh, hầu hết các trường thực hiện đánh giá thủ công, về phương pháp đánh giá thì đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, cách thực hiện đánh giá còn thủ công, lạc hậu; còn nhiều bất bập, dễ dẫn đến sai sót. Nếu nhà trường có đủ nhân lực CNTT phục vụ công tác quản lý của nhà trường tiểu học, chúng tôi thiết nghĩ kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh sẽ chính xác và hiệu quả cao hơn, vì nhà trường đã có nhân lực phụ trách CNTT là chủ lực, đồng thời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải cung cấp điểm số, báo cáo chất lượng hoạt động học tập của học sinh kịp thời cho nhân viên phụ trách CNTT của nhà trường để cập nhật kịp thời, thì hiệu quả của việc đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh sẽ chính xác và khoa học hơn so với phương pháp cũ, góp phần nâng dần chất lượng quản lý của nhà trường tiểu học đáp ứng với nhu cầu tin học hóa trong nhà trường hiện nay.

2.1.4. Cơ sở vật chất cho GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo tp Cà Mau được các ngành, các cấp đánh giá là có nhiều chuyển biến tốt, với sự nỗ lực của địa phương, sự quan tâm đầu tư từ Trung ương, của tỉnh Cà Mau, các dự án xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tăng hơn trước. Đến năm học 2012-2013 toàn thành phố đã xóa hết phòng học 3 ca, xây dựng được 545 phòng học kiên cố, 246 phòng học bán kiên cố. Trong đó mầm non xây dựng được 47 phòng học kiên cố, 81 phòng học bán kiên cố; tiểu học 347 phòng học kiên cố, 138 phòng học bán kiên cố; trung học cơ sở 151 phòng kiên cố, 27 phòng học bán kiên số. Các

phòng học bộ môn và phòng hiệu bộ, chức năng tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên nhờ có chương trình hỗ trợ vùng khó khăn của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nên cơ bản có đủ phục vụ dạy và học.

Số chỗ ngồi đủ bàn và ghế cho học sinh mầm non là 4684; tiểu học là 9064 và THCS 8259.

Nguồn lực tài chính phục vụ cho dạy và học đa dạng và dồi dào hơn. Ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí huy động khác phục vụ cho GD&ĐT hàng năm đều tăng.

2.2. Thực trạng phát triển CNTT ở các trƣờng tiểu học tp Cà Mau

2.2.1. Chính sách phát triển CNTT của tỉnh Cà Mau

2.2.1.1. Sở GD&ĐT Cà Mau

Với chủ trương từ Ủy ban nhân dân tỉnh bằng các quyết định, các văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung ứng dụng CNTT, Sở GD&ĐT đã triển khai, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung này.

Tỉnh đã có web: www.camau.gov.vn, cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, trang web này hoạt động rất hiệu quả.

Hầu hết các sở ngành của tỉnh đã có trang web riêng hay có một cổng trên trang thông tin của tỉnh.

Sở GD&ĐT Cà Mau đã có trang web: www.camau.edu.vn, cơ bản đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ đến các đơn vị kịp thời những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, việc khai thác tất cả những tính năng, những ưu việc của một trang web cung cấp chưa đạt hiệu quả cao và website của Sở cũng còn dừng lại ở mức độ xử lý văn bản điều hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kết nối Internet băng thông rộng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau (Trang 33)