Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau (Trang 75)

10. Kết cấu của Luận văn

2.4.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Thành phố Cà Mau là thành phố trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Cà Mau; là một tỉnh cực nam tổ quốc, là một tỉnh vùng sâu vùng xa. Đời sống của nhân dân ngoại ô thành phố còn nghèo ảnh hưởng tới việc huy động đầu tư hạ tầng tin học trong các nhà trường. Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về CNTT hạn chế, mức độ hưởng ứng sử dụng máy tính chưa cao nên triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý một số trường có phần chưa được đồng thuận.

Giáo dục tiểu học ở tp Cà Mau có tới 47 điểm trường lẻ trong tổng số 15 xã, phường nên việc triển khai kết nối mạng Internet, mạng lan tới tất cả các điểm trường trong một trường, trong thành phố rất khó khăn.

Ngành GD&ĐT tp Cà Mau chưa có một kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai ứng dụng CNTT vào trong giáo dục , trong các nhà trường . Có cơ chế , nhưng vẫn còn là những định hướng chung , các trường thực hiện ứng dụng CNTT cũng khó khăn.

Sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia chưa chặt chẽ khi đưa tin học vào nhà trường, đội ngũ hợp tác hiệu quả chưa cao.

Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa được đào tạo cơ bản về tin học, phần đa là tập huấn bồi dưỡng ngắn ngày và tự bồi dưỡng nên trình độ, kỹ năng tin học hạn chế dẫn tới ngại ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự bắt tay vào viê ̣c , chưa quyết tâm cao trong chỉ đạo, đầu tư ứng dụng CNTT.

Thành phố Cà Mau còn thiếu những biê ̣n pháp thích hợp tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý ở các nhà trường, thiếu đội ngũ cốt cán chuyên sâu về tin học trong ngành. Các cán bộ phụ trách ứng dụng CNTT trong các trường tiểu học ở tp Cà Mau hiện nay do giáo viên và nhân viên văn thư kiêm nhiệm, bởi vì hiện nay theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế các trường phổ thông công lập không cho biên phế phụ trách CNTT ở trường tiểu

cao, lãng phí tiền của, cơ sở vật chất, quản lý lỏng lẻo kém chất lượng,… dẫn đến chất lượng giáo dục đạt không cao. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về nguồn nhân lực CNTT, theo chúng tôi ngành giáo dục cần có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức tin học cho đối tượng đang trực tiếp vận hành hệ thống phần mềm quản lý trong trường tiểu học đáp ứng với nhu cầu phát triển của CNTT như hiện nay.

Kết quả phân tích từng nô ̣i dung được đă ̣t trong bối cảnh và điều kiê ̣n cụ thể của công tác ứng dụng CNTT trong quản lý trường tiểu học ở tp Cà Mau, phần nhận xét chung đã nêu bâ ̣t những mă ̣t ma ̣nh , yếu củ a vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu đã nêu được những nguyên nhân của hiê ̣n trạng, kết quả của tình hình . Điều đó chính là cơ sở để đề ra chính sách hoàn thiện nguồn nhân lực phụ trách CNTT trong các trường tiểu học ; nhằm tăng cường ứng du ̣ng CNTT trong quản lý trường tiểu ho ̣c ở tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau trong những năm tới.

Kết luận chƣơng 2

Nguyên nhân của việc ứng dụng CNTT ở các trường tiểu học chưa cao một phần cũng là do thực trạng hạ tầng và nhân lực phụ trách ở lĩnh vực này vừa thiếu, vừa yếu. Theo kết quả thống kê tại 33 đơn vị, hiện mới có 931 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ tin học cơ bản tương đương với trình độ A; 260 người chưa sử dụng được tin học. Không có viên chức chuyên trách CNTT ở các trường, 100% viên chức phụ trách CNTT ở các trường làm nhiệm vụ kiêm nhiệm về CNTT; Những đối tượng này nhìn chung không được đào tạo chuyên sâu về CNTT nên việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động của nhà trường rất yếu. Với nguồn nhân lực CNTT vừa thiếu và yếu như hiện nay trong trường tiểu học ở tp Cà Mau thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu tin học hóa trong các nhà trường.

Còn khả năng tham mưu xây dựng kế hoạch, quy định, quy chế có liên quan đến CNTT vẫn còn hạn chế.

Không chỉ riêng nguồn nhân lực, ngay đến trang thiết bị (hạ tầng) CNTT được các ban, ngành, địa phương đầu tư cũng còn nhiều vấn đề phải

nói. Qua khảo sát thực tế ta ̣i 33 trường tiểu ho ̣c chúng tôi thấy rằng , số lượng máy tính khiêm tốn với tổng số là 84 máy tính. Trung bình mỗi trường tiểu học có 2,55 máy tính; Số máy tính trên chủ yếu dùng cho cán bộ quản lý số lượng 45/84 tỷ lệ 0,53. Đa số các trường tiểu học chưa có phòng máy tính, số trường có phòng máy tính chỉ có 4/33 trường. Tỷ lệ số phòng máy tính trên số lớp là rất thấp. Đối với công tác quản lý, 100% số trường có máy tính trợ giúp. Sử dụng máy tính để trợ giúp công tác quản lý bình quân một trường 2,55 máy tính.

Cùng với số máy tính, các trường tiểu học còn trang bị một số thiết bị như máy in với tổng số 54 máy, ti vi, đầu VCD, máy chiếu, điện thoại.

Hiện tại, đa số máy tính và thiết bị ngoại vi ở các đơn vị này đã xuống cấp, hết khấu hao (thiết bị CNTT khấu hao trong 5 năm).

Theo thông tin điều tra từ cán bộ quản lý ở Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và cán bộ quản lý các trường tiểu học thì để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý ở các trường tiểu học ở thành phố Cà Mau, thì cần có chiến lược xây dựng kế hoạch đầu tư CNTT gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính. Việc đầu tư nhân lực CNTT cũng cần được thực hiện gắn với nâng cao hạ tầng CNTT,... Muốn làm được điều này, trước mắt, phải hỗ trợ biên chế phụ trách CNTT cũng như đầu tư kinh phí thích đáng cho lĩnh vực CNTT. Vì hiện nay, ngân sách dành cho lĩnh vực CNTT ở các đơn vị trường học còn quá thấp so với nhu cầu thực tế, đồng thời phải xây dựng chính sách giao biên chế phụ trách CNTT trong các trường tiểu học bởi vì. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có đủ khả năng tiếp cận, ứng dụng CNTT vào quản lý là điều kiện quyết định sự thành bại trong triển khai thực hiện tin học hóa quản lý giáo dục, quản lý nhà trường tiểu học.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC CNTT CHO CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TP CÀ MAU 3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT ở tỉnh Cà Mau

3.1.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh Cà Mau

Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có tác động rất mạnh đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý. Các chính sách trong từng lĩnh vực có tác động mạnh hay yếu khác nhau. Những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ đã có sự chỉ đạo sát sao nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (Khóa 8) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH” và công văn số 4092/VPCP ngày 23/7/2007 về việc “quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến 2015 và 2020” và Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ “phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã ban hành các văn bản sau:

- Ngày 17/09/2001, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành chỉ thị số 23/2001/CT- UB về việc “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT

phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh”. Mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh

ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực KT - XH; quốc phòng, an ninh; trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, giáo dục & đào tạo và y tế; tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT, đưa CNTT lồng ghép với các chương trình KT - XH; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công tác nghiên cứu và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

- Ngày 13/2/2002, UBND (ủy ban nhân dân) tỉnh ra Quyết định 28/2002/QĐ-UB phê duyệt “Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà

nước tỉnh Cà Mau giai đoạn 2002-2005”.

lập Ban Điều hành Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2002-2005.

- Ngày 26/8/2006, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 92/2006/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng và phát triển

CNTT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2006 - 2010” (gọi tắt là Đề án 92).

- Ngày 09/02/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND giao nhiệm vụ triển khai thực hiện các dự án, hợp phần trong Đề án 92.

- Ngày 15/3/2007, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT- UBND về việc triển khai Đề án ứng dụng và phát triển CNTT để đẩy mạnh

việc thực hiện Đề án 92.

- Ngày 10/6/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1020/QĐ- UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo Ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2008-2010.

- Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2009-2010.

- Ngày 29/9/2009, UBND tỉnh ra Công văn 1843/UBND-VX về việc xây dựng qui hoạch “Ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động CQNN

(cơ quan nhà nước) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015, định hướng năm 2020”.

- Quyết định số 1991/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015. Nội dung của kế hoạch xoay quanh các vấn đế chính như: Kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Kế hoạch thúc đẩy nâng cao ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành cơ quan nhà nước, tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ người dân và Kế hoạch đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT cụ thể như: Xây dựng đề án triển khai công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2015; Xây dựng đề án hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách CNTT và truyền thông nhằm đả, bảo nguồn nhân lực CNTT cho các cơ

quan nhà nước; Lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT của tỉnh.

- Ngày 25/3/2011 của UBND tỉnh ra Công văn số 634/UBND-VX về việc xây dựng “Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN

giai đoạn 2011-2015”…

Như vậy, trong giai đoạn 2000-2010 và định hướng đến năm 2020, Lãnh đạo tỉnh Cà Mau luôn quan tâm theo sát việc xây dựng và triển khai thực thi các chính sách phát triển CNTT của tỉnh, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực CNTT.

3.1.2. Quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của ngành giáo dục ở Cà Mau ngành giáo dục ở Cà Mau

Hiện nay, giáo dục đang đứng trước thách thức đó là sự đổi mới, đặc biệt là sự gia tăng về số lượng, quy mô và mạng lưới trường lớp học. Để đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội về nâng cao chất lượng dạy học thì việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở các nhà trường được xác định là một trong những việc làm hiệu quả.

Những biện pháp thích hợp tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý ở các nhà trường được áp dụng tốt, chúng ta sẽ tạo được chuyển biến mới tích cực trong công tác quản lý giáo dục, góp phần hết sức quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT. Đây cũng là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 qua Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

Quán triệt Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và Công văn của Bộ GD&ĐT về việc

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của các năm học từ năm học 2008-2009 đến nay và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và các văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của tỉnh Cà Mau.

Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 06/02/2009 (gọi tắt là Kế hoạch 142) để tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục tỉnh Cà Mau giai đoạn 2008-2012.

Hằng năm, Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhằm cụ thể hóa hoạt động ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ở địa phương.

Nhìn chung, các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện, … về việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT đa phần còn chung chung, chủ yếu là vạch ra phương hướng chưa đi vào phần việc cụ thể. Chặng hạn như: Trong chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT yêu cầu là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục, tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục (Bộ, sở, phòng) và ở các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên chưa đề cập đến nguồn nhân lực để hỗ trợ cho công tác ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục, tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục được minh chứng bằng Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD & ĐT và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Hiện nay biên chế của các trường phổ thông được giao theo từng năm theo Thông tư này. Tại Thông tư này không có cho biên chế phụ nhân viên phụ trách CNTT thì ở các trường học không có nhân lực hỗ trợ cho công tác ứng dụng CNTT trong điều hành và quản nhà trường nhằm tin học hóa công tác quản lý ở các đơn vị trường học.

3.1.3. Hiệu quả thực thi các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của ngành GD&ĐT ở Cà Mau CNTT của ngành GD&ĐT ở Cà Mau

3.1.3.1. Sở GD&ĐT Cà Mau

- Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT trong ngành: Để phát huy và điều hành CNTT theo Chỉ thị 55, Sở GD&ĐT đã thành lập Phòng CNTT – Thiết bị, thư viện vào tháng 01/2011 (theo Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau), Phòng Công nghệ thông tin – Thiết bị, thư viện đảm trách, trực tiếp chủ trì, phối hợp với các phòng, ban Sở tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT trong toàn ngành, Phòng này có 02 biên chế phụ trách CNTT.

- Đã triển khai kết nối Internet băng thông rộng: Sở GD&ĐT phối hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)