10. Kết cấu của Luận văn
2.4.2. Tác động của chính sách nguồn nhân lực CNTT trong trường tiểu học hiện
tiểu học hiện nay
- Tác động dương tính của chính sách: Tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học tự học, tự nghiên cứu kiến thức về CNTT
để ứng dụng vào trong hoạt động quản lý và giảng dạy của đơn vị mình. - Tác động âm tính của chính sách: Tạo ra tâm lý ỷ lại cho một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chờ nhà nước đưa đi đào tạo, không tự thân vận động. Hoạt động ứng dụng CNTT chưa bắt buộc, mới chỉ là động viên, khuyến khích ứng dụng CNTT nên một số cán bộ quản lý ngại thay đổi phương pháp quản lý nên vẫn quản lý theo lối cũ (thủ công) không đưa CNTT vào ứng dụng trong hoạt động quản lý của nhà trường…. Khi ngành GD-ĐT yêu cầu cán bộ, giáo viên phải đạt trình độ Tin học A, B thì sẽ xảy tình trạng chạy bằng, chạy chứng chỉ để đối phó.
- Tác động ngoại biên dương tính của chính sách: Số lượng máy vi tính, thiết bị tin học ở các trường tiểu học được cấp trang bị tăng lên đáng kế; Một số cán bộ, giáo viên nơi khác có khả năng ứng dụng CNTT vào trong hoạt động quản lý và giảng dạy sẽ có cơ hội chuyển đến TP Cà Mau để công tác.
- Tác động ngoại biên âm tính của chính sách: Các trường sư phạm nắm được nhu cầu nhân lực ở các trường học hiện nay phải có khả năng ứng dụng CNTT. Vì vậy, các trường sư phạm tổ chức đào tạo tin học cho tất cả sinh viên trước khi ra trường một cách ồ ạt, chất lượng đào tạo đại trà theo chương trình chung của trường sư phạm, tuy được đào tạo CNTT trong trường sư phạm nhưng các đối tượng này ứng dụng vào thực tế trong nhà trường rất yếu, không đáp ứng được nhu cầu hiện nay ở các trường tiểu học.