10. Kết cấu của Luận văn
1.3.1.1. Lý luận về chính sách
Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội.
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến ở tầm vĩ mô như chính sách kinh tế, chính sách xã hội của nhà nước đến tầm vi mô như chính sách của các tổ chức, các doanh nghiệp. Trong phạm vi luận văn này, chính sách thường được sử dụng với nghĩa là chính sách công.
Có thể hiểu chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra. William N. Dunn [1992] quan niệm: “Chính sách công là một kết
hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra”. Kraft và Furlong cho rằng chính sách công chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và nhiều biến số khác. Khi có một vấn đề xuất hiện, chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mục tiêu và cách thức giải quyết vấn đề đó. Xây dựng chính sách là tìm cách giải quyết vấn đề. Sự thành công của chính sách phụ thuộc vào việc nhận diện đúng vấn đề, nắm rõ các điều kiện, thu thập và phân tích thông tin khách quan, khoa học.
TS. Nguyễn Thị Hồng Mai đã chỉ các bất cập trong việc đưa chính sách vào luật, hoặc việc thực thi một số chính sách không hiệu quả: (1) Chính sách chưa rõ ràng: Một số chính sách dự kiến đưa vào luật chưa được nghiên cứu, định hướng rõ dẫn đến một số luật phải dừng lại hoặc nếu có được ban hành thì việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn hoặc không được thực hiện khi luật đã có hiệu lực. (2) Chính sách không ổn định, hoặc thiếu tính ổn định lâu dài, hoặc không phù hợp với thực tế, không giải quyết được vấn đề thực tế đặt ra. (3) Chính sách mang tính cục bộ về lợi ích Bộ, ngành, thiếu tính liên thông giữa các chính sách.
TS. Nguyễn Thị Hồng Mai đưa ra một số giải pháp khắc phục:
Hoàn thiện quy định về dự báo đánh giá tác động về KT, XH của chính sách sẽ được ban hành dưới dạng Luật; thực hiện các quy định pháp luật về dự báo đánh giá tác động của chính sách, chỉ đưa vào chương trình những dự án luật đã được chuẩn bị tốt các nội dung, chính sách liên quan.
Nội dung chính sách dự kiến đưa vào Luật phải được xác định rõ ràng: Chính sách theo quan điểm nào, học tập chính sách của nước ngoài như thế nào cho phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, phải nghiên cứu chính sách trên cả lý thuyết và thực tế, dự báo đánh giá tác động KT, XH, so sánh và lựa chọn chính sách tối ưu để phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển.
Chính sách phải được xây dựng ổn định (không có nghĩa là không thay đổi mà có thể thay đổi để đáp ứng với tình hình phát triển của đất nước). Cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định
hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Chính sách cần phải ổn định và nhất quán thì luật mới ổn định.[47]