Quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau (Trang 80)

10. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của ngành giáo dục

Hiện nay, giáo dục đang đứng trước thách thức đó là sự đổi mới, đặc biệt là sự gia tăng về số lượng, quy mô và mạng lưới trường lớp học. Để đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội về nâng cao chất lượng dạy học thì việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở các nhà trường được xác định là một trong những việc làm hiệu quả.

Những biện pháp thích hợp tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý ở các nhà trường được áp dụng tốt, chúng ta sẽ tạo được chuyển biến mới tích cực trong công tác quản lý giáo dục, góp phần hết sức quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT. Đây cũng là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 qua Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

Quán triệt Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và Công văn của Bộ GD&ĐT về việc

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của các năm học từ năm học 2008-2009 đến nay và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và các văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của tỉnh Cà Mau.

Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 06/02/2009 (gọi tắt là Kế hoạch 142) để tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục tỉnh Cà Mau giai đoạn 2008-2012.

Hằng năm, Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhằm cụ thể hóa hoạt động ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ở địa phương.

Nhìn chung, các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện, … về việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT đa phần còn chung chung, chủ yếu là vạch ra phương hướng chưa đi vào phần việc cụ thể. Chặng hạn như: Trong chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT yêu cầu là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục, tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục (Bộ, sở, phòng) và ở các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên chưa đề cập đến nguồn nhân lực để hỗ trợ cho công tác ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục, tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục được minh chứng bằng Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD & ĐT và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Hiện nay biên chế của các trường phổ thông được giao theo từng năm theo Thông tư này. Tại Thông tư này không có cho biên chế phụ nhân viên phụ trách CNTT thì ở các trường học không có nhân lực hỗ trợ cho công tác ứng dụng CNTT trong điều hành và quản nhà trường nhằm tin học hóa công tác quản lý ở các đơn vị trường học.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý ở các trường tiểu học thành phố Cà Mau (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)