10. Kết cấu của Luận văn
3.1.4. Đánh giá và nguyên nhân
Qua kết quả điều tra, nghiên cứu trên, chúng ta thấy CNTT có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH thành phố Cà Mau và cũng như mọi ngành công nghệ khác, con người là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành.
Nguồn nhân lực CNTT của ngành GD&ĐT tp Cà Mau còn tồn tại rất nhiều yếu kém, những yếu kém này là đặc điểm chung của nguồn nhân lực CNTT cả nước. Bởi lẽ CNTT Việt Nam chỉ mới phát triển những năm gần đây. Song, nguồn nhân lực CNTT tp Cà Mau có một lợi thế mà bất kỳ địa phương nào cũng muốn có đó là khu trung tâm chính trị, thương mại của tỉnh Cực Nam tổ quốc, điều kiện về địa lý tương đối thuận tiên hơn các huyện trong tỉnh.
Những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực CNTT tp Cà Mau một phần cũng bắt nguồn từ hệ thống đào tạo CNTT còn quá nhiều lạc hậu. Thêm vào đó, chế độ sử dụng lao động cũng như đãi ngộ chưa hợp lý.
Ngay từ năm học 2008-2009 ngành giáo dục đã triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thực chất 2 đối tượng này không phải là người chịu trách nhiệm chính hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của nhà trường, bởi lẽ xét về nhiệm vụ và chức năng là không phù hợp; nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy học sinh và nhiệm vụ của cán bộ quản lý là điều hành
mọi hoạt động của nhà trường. Như vậy ngoài 2 đối tượng này cần có 1 đối tượng nữa chuyên làm nhiệm vụ ứng dụng CNTT của nhà trường để hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT sẽ phục vụ công tác quản lý của nhà trường hiệu quả hơn.
Như vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý trường tiểu học ở tp Cà Mau của Đảng và Nhà nước ta là rất phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến lực lượng nồng cốt giữ vai trò quan trọng thúc đẩy ứng dụng CNTT đó là lực lượng chuyên phụ trách CNTT của đơn vị, chính đối tượng này được đào tạo chuyên sâu về CNTT thì mới có khả năng vận hành hệ thống phần mềm ứng dụng của ngành GD&ĐT đó là phần mềm V.EMIS đây là phần mềm quản lý trường học đã được tích hợp bao gồm: Quản lý cán bộ, giáo viên; quản lý học sinh, quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản ý thư viện, xếp thời khóa biểu, …đã được Bộ GD&ĐT đưa vào thực hiện thí điểm từ năm 2001 và đưa vào ứng dụng đại trà từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn không đạt hiệu quả, các trường thực hiện chỉ mang tính hình thức đối phó để kịp thời điểm báo cáo với cấp trên chứ thực chất hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm V.EMIS không cao. Bởi lẽ, thực chất các trường trường không có người phụ trách vận hành hệ thống phần mềm này, vì ở các trường không có biên chế cán bộ phụ trách CNTT nên phải phân giáo viên hoặc nhân viên văn thư kiêm luôn nhiệm vụ vận hành hệ thống phần mềm quản lý giáo dục V.EMIS, do không được đào tạo chuyên sâu kiến thức về CNTT và phụ trách kiêm thêm nhiệm vụ không đúng với chuyên môn nên hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà trường rất yếu.
Thành phố Cà Mau còn thiếu những biện pháp thích hợp tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý ở các nhà trường , thiếu đội ngũ cốt cán chuyên sâu về tin học trong ngành.
Kết quả phân tích từng nô ̣i dung được đă ̣t trong bố i cảnh và điều kiê ̣n cụ thể của công tác ứng dụng CNTT trong quản lý trường tiểu học ở tp Cà
Mau, phần nhận xét chung đã nêu bâ ̣t những mă ̣t ma ̣nh , yếu củ a vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu đã nêu được những nguyên nhân của hiện trạng, kết quả của tình hình. Điều đó chính là cơ sở để đề ra những biê ̣n pháp nhằm hoàn thiện chính sách nguồn nhân lực CNTT hỗ trợ trong quản lý trường tiểu ho ̣c ở tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
3.2. Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT vận hành hệ thống quản lý trƣờng tiểu học ở tp Cà Mau