Thực trạng các hoạt động quảng bá du lịch tại Cửa Lò

Một phần của tài liệu Tác dụng của quảng bá và thông tin truyền miệng đến chất lượng cảm nhận và quyết định đi du lịch đến Cửa Lò của khách nội địa (Trang 48)

2.1.3.1 Về quan điểm và mục tiêu phát triển ngành của địa phương

Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, Du lịch là xu hướng phổ biến, liên tục tăng trưởng và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng, trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Ngày nay, nhu cầu du lịch thế giới cũng có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên ban, giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sang tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội…

Chính vì vậy, Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020 của tỉnh Cửa Lò đã xác định: xây dựng Cửa Lò trở thành Trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước (Trích Báo cáo tổng kết 05 năm chương trình phát triển du lịch Cửa Lò (2010-2015)).

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 26/9/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò trở thành đô thị du lịch đến 2015, có tính đến năm 2020”, đặc biệt là sau hơn 4 năm được công nhận Đô thị loại III, Cửa Lò đã có bước phát triển mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển dịch vụ du lịch, mở rộng không gian đô thị... hướng tới một thành phố du lịch biển vào năm 2015.

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-ThU về chương trình thành động thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Kết quả nổi bật nhất là đã thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Một loạt các quy hoạch đã được hoàn thành như: quy hoạch chung xây dựng Thị xã Cửa Lò và vùng phụ cận; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Thị xã Cửa Lò đến năm 2020; quy hoạch chi tiết 7/7 phường. Hoàn thành quy hoạch kêu gọi đầu tư đối với các dự án phát triển du lịch: các khu du lịch cao cấp phía đông đường Bình Minh; khu resort phía nam phường Nghi Hải; khu khách sạn, nhà hàng, biệt thự và nhà ở kiêm dịch vụ du lịch tại phường Nghi Hương và phường Nghi Hoà. Đã thu hút đầu tư các dự án: Trường Đại học tư thục Vạn Xuân 50 ha, Tổ hợp

sân gofl 18 lỗ diện tích 123 ha, khu khách sạn 5 sao của Công ty CP du lịch Hà Nội, nhà máy bánh kẹo Tràng An, Nhà máy chiết gas khí hoá lỏng, mở rộng trường Cao đẳng Du lịch Thương mại Nghệ An...(Phòng quy hoạch xây dựng cơ bản Thị xã Cửa Lò, 2013).

Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch mạnh, đúng định hướng: kinh tế dịch vụ từ 56,5% tăng lên 62%, giảm kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp từ 10,4% xuống còn 5,5%. Phát huy các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tổng mức đầu tư toàn xã hội từ 261 tỷ năm 2010 đến 2012 đạt 1.000 tỷ đồng và năm 2013 đạt trên 1.600 tỷ đồng. Đã có 34 dự án từ nguồn huy động nội lực với tổng mức đầu tư hơn 56,8 tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng du lịch, văn hoá đã được xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng, tạo bộ mặt, diện mạo mới cho Thị xã như: Hệ thống đường nội thị, hệ thống công viên, thảm cỏ, cây xanh,

Quảng trường Bình Minh, cầu cảng đảo Lan Châu, cầu cảng đảo Ngư, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí các trục đường trung tâm... Một số công trình trọng điểm đang được tập trung triển khai thực hiện như: Dự án nước thải giai đoạn 1 đã hoàn thành 90% khối lượng với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, hiện nay đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ; Dự án kè chống sạt lở kết hợp bến cá nhân dân và khu tái định cư Nghi Tân, Nghi Hải với giá trị 173 tỷ đồng...Hạ tầng phục vụ kinh tế dịch vụ du lịch được phát triển mạnh, loại hình dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú. Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo (Phòng thống kê Thị xã Cửa Lò, 2013)

2.1.3.2 Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được trong thời gian qua

Kết thúc mùa du lịch năm 2013, thị xã có 246 cơ sở lưu trú với 6.453 phòng nghỉ và 13.191 giường, có khả năng phục vụ 18.000 khách lưu trú/ngày đêm; lượng khách về du lịch Cửa Lò năm 2013 là 1.935.000 lượt người, đạt 90% kế hoạch năm. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà nghỉ đạt 1.120 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch năm, tăng 17,9% so với năm 2012, nhiều cơ sở có thể phục vụ tổ chức tốt các Hội thảo, Hội nghị mang tầm quốc gia, quốc tế như khách sạn Sài Gòn-Kim Liên, Khách sạn Xanh… Bên cạnh đó đang có 5 cơ sở lưu trú đang lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng 1-3 sao để xứng đáng với lợi thế và tiềm năng, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch cũng được tăng cường, tiếp tục thực hiện nâng cao chất

lượng các tour, tuyến quen thuộc như Cửa Lò - đảo Ngư, Cửa Lò – Vinh - Khu di tích Kim Liên, Cửa Lò - Bãi Lữ... liên kết các tỉnh trong và ngoài nước mở duy trì các tuyến: Cửa Lò - Cửa khẩu Cầu Treo - Lạc Xao, Cửa Lò - đền Củi - Thiên Cầm... Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tiếp tục phát huy các sản phẩm đã được du khách quan tâm như: nước mắm Cửa Lò, Cửa Hội, hàng hải sản khô, hàng hải sản tươi, đồ lưu niệm chế tác từ vỏ ốc... Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và tăng cường quảng bá hình ảnh Cửa Lò trên các phương tiện truyền thông, tổ chức nhiều sự kiện văn hoá, thể thao hoành tráng để hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia "Thiên đường du lịch biển đảo". (Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thị xã Cửa Lò, 2013). Hiện nay, Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Cửa Lò đang phối hợp với các ngành xây dựng chương trình hành động và lập đề án nâng cấp đô thị Cửa Lò trở thành thành phố du lịch biển. Tổ chức triển khai đề án mở rộng địa giới hành chính, không gian đô thị; triển khai lập chương trình, dự án phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng kinh tế đô thị du lịch. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hệ thống đường nội thị, bàn giao mặt bằng để triển khai xây dựng đại lộ Vinh - Cửa Lò, đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang đô thị, nhất là khu vực lâm viên bãi tắm phía đông đường Bình Minh, triển khai lắp đặt hệ thống điện trang trí khu trung tâm Thị xã, lắp đặt biển số nhà, tên đường phố. Mở rộng không gian du lịch xuống phía Nam (Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải).

Với những thành quả và nỗ lực trên cho thấy ngành du lịch Thị xã ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực trạng du lịch Cửa Lò vẫn còn nhiều mặt hạn chế và tồn tại: không gian đô thị còn chậm được mở rộng, không gian du lịch chưa được khai thác hết tiềm năng; việc quy hoạch đã được quan tâm đúng hướng nhưng triển khai còn khá chậm, một số công trình du lịch bị “treo” khá lâu; chưa có trung tâm thương mại tầm cỡ xứng đáng với đô thị du lịch biển để phục vụ du khách; khách quốc tế đến với Cửa Lò chưa nhiều do việc quảng bá điểm đến với du khách quốc tế chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, đồng thời trình độ ngoại ngữ của lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế; hiện tượng chặt chém khách du lịch vẫn thường xuyên xảy ra; vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách tới các điểm du lịch như đảo Mắt, đảo Ngư chưa được đầu tư xứng tầm…

Tóm lại, Cửa lò là một khu du lịch biển đầy tiềm năng của tỉnh Nghệ An nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hiện tại Cửa Lò vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng để phát triển. Với những tiềm năng du lịch sẵn có, Cửa Lò đang cần sự chung tay góp sức của các du khách, các học giả, các nhà nghiên

cứu, các nhà hoạch định chính sách và toàn thể nhân dân Thị xã trong việc góp ý, nghiên cứu, xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch Cửa Lò; để trong tương lai không xa, Cửa Lò sẽ vươn mình trở thành một Thành phố Du lịch Biển hấp dẫn bên bờ Biển Đông.

2.1.2.4 Đánh giá chung

Cùng với du lịch cả nước, du lịch Cửa Lò đã đạt được những thành quả rất đáng tự hào, có bước phát triển khá toàn diện và vững chắc, đã phát huy được mọi nguồn lực, liên tục phát triển với vai trò là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, có những bước đi ổn định và tạo được những tiền đề vững chắc, trở thành một bộ phận quan trọng của du lịch miền Bắc Trung Bộ và cả nước.

Kết quả hoạt động của du lịch Cửa Lò những năm qua đã phát huy được tiềm năng và lợi thế đặc thù về du lịch biển, du lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái biển – núi, du lịch kết hợp các lễ hội, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, qua đó đã phát huy tốt vai trò là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, của trung tâm du lịch biển khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ về các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được tăng cường. Các mặt công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển năng lực kinh doanh, công tác thông tin xúc tiến quảng bá du lịch và phát triển du lịch văn hóa, công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực đã được quan tâm và đẩy mạnh.

Hoạt động du lịch đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương, vào việc thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, chương trình hành động quốc gia về du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ ngày càng tăng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác và đặc biệt là hiệu quả xã hội từ hoạt động du lịch mang lại. (Lược trích báo cáo Tổng kết 05 năm chương trình phát triển du lịch Nghệ An (2010-2015) và báo cáo tổng kết công tác năm 2013, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2014).

Một phần của tài liệu Tác dụng của quảng bá và thông tin truyền miệng đến chất lượng cảm nhận và quyết định đi du lịch đến Cửa Lò của khách nội địa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)