Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác dụng của quảng bá và thông tin truyền miệng đến chất lượng cảm nhận và quyết định đi du lịch đến Cửa Lò của khách nội địa (Trang 41)

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Trước đây cùng với Hà Tĩnh có cùng một tên là Nghệ Tĩnh (năm 1976 đến 1991), từ năm 1991 tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phương tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

Tỉnh Nghệ An có diện tích: 16.487km², dân số: 3.113.055 người (theo điều tra dân số ngày 01/04/2013), lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm, nhiệt độ trung bình: 25,2 °C, số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ, độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%, vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc, kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.

Nghệ An có 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Khu du lịch biển Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn màng chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Ngoài ra còn có khu du lịch biển Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc); Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu); khu du lịch biển Diễn Thành (huyện Diễn Châu) - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn (Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Nghệ An, 2013).

Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di

tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu; nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình. Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh; trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng. Cách làng Sen 2km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ.

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Nơi đây đã được được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển Thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (nằm trên địa bàn 3 huyện miền núi Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong) tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài, bánh đa xứ Nghệ, bánh khoai...là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước. Đặc biệt, món cháo lươn xứ Nghệ thật sự là món ăn để

lại những ấn tượng đặc biệt nhất trong lòng thực khách ngay lần đầu thưởng thức. Với đa dạng những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.

2.1.2 Giới thiệu tổng quan về Thị xã Cửa Lò

phía tây giáp Nghi Lộc, phía nam giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh, phía bắc giáp huyện Diễn Châu. Trước đây, Cửa Lò thuộc huyện Nghi Lộc. Cửa Lò nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Từ ngày 12/3/2009 Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận Cửa Lò là đô thị loại 3.

Vị trí địa lý

Thị xã Cửa Lò có diện tích 27,81 km², dân số: 70.398 người (2010). Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường: Nghi Thủy, Nghi Tân, Thu Thủy, Nghi Hòa, Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Thu. Tất cả các phường này đều tiếp giáp với biển. Hiện nay trung tâm du lịch vẫn tập trung ở phường Thu Thủy, Nghi Hương và Nghi Thu và đang mở rộng xuống khu vực Cửa Hội (Nghi Hòa và Nghi Hải). Phường Nghi Thủy còn được biết đến với cái tên làng chài do khách du lịch quen gọi và đây là nơi tập trung các chợ hải sản phục vụ cho du lịch thị xã

Trong thời gian tới, Cửa Lò sẽ sát nhập thêm 4 xã của huyện Nghi Lộc là Nghi Thạch, Nghi Khánh, Nghi Xuân và Nghi Hợp nâng tổng diện tích của thị xã lên 49,52 km2, dân số sẽ vượt trên 100.000 người.

Cửa Lò nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh, tỉnhlị tỉnh Nghệ An 16km về phía Đông, Sây bay Vinh 10km về phía Tây, Thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam, thủ đô Viên Chăn của lào 400 km. Cửa Lò nằm giữa 2 con sông lớn là Sông Lam ở phía Nam và Sông Cấm ở phía Bắc.

Địa hình

Địa hình Cửa Lò tương đối bằng phẳng. Trong thị xã có nhiều ngọn núi nhỏ, nhiều đảo và bán đảo tạo nên những cảnh quan kỳ thú. Cửa Lò được bao bọc bởi hai con sông là Sông Cấm ở phía bắc và Sông Lam ở phía Nam. Nếu như ở phía Bắc là các ngọn núi nhô ra sát biển, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ thì ở phía Nam lại có rừng bần, có Sông Lam tạo nên cảnh hiền hòa, sâu lặng.

Kinh tế - tài chính

Sau 16 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tốc độ khá cao, đặc biệt trong giai đoạn 2010 đến 2013 đạt 18 -20%. Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là du lịch, dịch vụ. Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò năm 2013 đạt 1 triệu 850

nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 3 nghìn lượt). Doanh thu từ hoạt động du lịch, khách sạn năm 2013 đạt 725 tỷ đồng. Năm 2014 với việc khai thác du lịch đảo Ngư, Cửa Lò hy vọng thu hút trên 2 triệu lượt khách. Ngoài du lịch, cảng Cửa Lò có tổng lượng hàng hoá thông quan năm 2013 đạt 1 triệu 380 nghìn tấn.

Cảng nước sâu Cửa Lò: Đã được khởi công xây dựng ngày 7/12/2010 tại xã Nghi Thiết cách cảng Cửa Lò cũ 5 km về phía Bắc, tổng số vốn đầu tư cho dự án là 491 triệu USD, được chia làm 2 giai đoạn. Khu vực hậu cần cảng là 110 ha, chiều dài bến là 3.020m. Khi hoàn thành cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT.

Khu công nghiệp Cửa Lò có diện tích là 40,55 ha nằm trên Quốc lộ 46 nối Vinh và cảng Cửa Lò và đường Sào Nam, nằm cách cảng Cửa Lò 3km và Sân bay Vinh 7 km. Hiện nay đã có một số nhà máy đã đi vào hoạt động như nhà máy sữa Vinamilk, nhà máy bánh kẹo Tràng An 2...

Thuận lợi cho khách du lịch từ Hà Nội và các tình phía Bắc đến với Cửa Lò hoặc từ Cửa Lò đến với miền Tây Xứ Nghệ với các thắng cảnh nổi tiếng như Vườn quốc gia Phù Mát, thác Khe Kèm, hoặc đi theo Quốc lộ 7 tới đất nước Triệu Voi với Cánh đồng Chum, cố đô Luang Prabang nổi tiếng. Trong tương lai sắp tới, sẽ có trục đường Vinh - Cửa Lò dài 11,5 km, rộng 65m gắn kết nhanh hơn 2 đô thị là Vinh và Cửa Lò để sau đó Cửa Lò sát nhập vào Vinh - đô thị loại 1. Xây dựng Cầu Cửa Hội nối Cửa Lò với Nghi Xuân - Hà Tĩnh, đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò, nâng cấp đường 46 đi quê Bác, Tân Kỳ - Cửa Lò, lúc đó sẽ tạo nên một chuỗi các đô thị du lịch, thương mại, công nghiệp liên hoàn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các du khách trong và ngoài nước.

Lịch sử tên gọi Cửa Lò

Tên gọi Cửa Lò có nhiều cách giải thích như sau: Đó là xuất phát từ cách gọi chệch đi của từ Cửa Lùa trước đây. Do chỗ con sông Cấm chảy ra biển giữa một bên là dãy núi của xã Nghi Thiết, một bên là dãy núi Lô Sơn thuộc phường Nghi Tân - Cửa Lò cho nên khi gió biển thổi vào cũng như gió từ hướng tây thổi ra biển, người ta thấy nơi đây như một cửa gió lùa. Sự cảm nhận này được đặt tên cho cửa biển và vì thế nó có tên là Cửa gió lùa. Từ cửa gió lùa người ta gọi gọn lại là Cửa Lùa, về sau Cửa Lùa được gọi chệch thành Cửa Lò. Cũng có một cách gọi khác xuất phát như sau: Thuở mới thành làng, đất này có tên Hải Ngung, còn gọi Hải Giang (tên khác là sông Cấm). Cửa sông ra biển gọi Cửa Xá hay Lô Tân, Xá Tân, sau có thể Lô đọc thành Lò mà thành Cửa Lò.

Khi người Pháp đến đây, địa danh này được văn tự hóa như hiện nay. Cách giải thích thứ hai cho rằng, Cửa Lò là địa danh gốc Malayo - Polinêsian với nghĩa là cửa

sông. Trong ngôn ngữ Malayo - Polinêsian từ kưala để gọi tên một con sông đổ ra biển. Dần dần, danh từ kưala với nghĩa cửa sông chuyển thành danh từ riêng kưala/kưalo và địa danh hóa thành Cửa Lò. Một cách giải thích dân gian cũng khá thuyết phục về địa danh Cửa Lò là do vùng đất này ngày xưa là vùng biển tiến, cư dân nơi đây thường làm nghề nấu muối, ánh lửa phát ra từ những lò nấu muối tạo thành những ngon đèn hải đăng cho tàu thuyền ra vào cửa sông Cấm, từ Cửa Lò theo cách giải thích này là cửa lò muối, dần quen biến đổi gọi tắt là Cửa Lò.

Cửa Lò có nhiều điểm du lịch hấp dẫn

Cửa Lò, mảnh đất này còn được gọi là nơi tụ hội của nhiều núi và đảo như: Núi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lò (Lô Sơn), Núi Cờ, Núi Voi, Núi Mão, Núi áo, Núi Yên ngựa, Núi Kiếm, Hòn Thỏi Mực, Núi Bảng… đã phát thịnh sinh ra nhiều tướng tài có công lao với đất nước và xây dựng được nền văn hiến của đất này. Núi Cờ (còn gọi là núi Động Đình) có khu mộ Nguyễn Hội do hổ táng. Nguyễn Hội là thân sinh của Thái Uý Cương quốc công Nguyễn Xí - Công thần khai quốc triều Lê. Các bia đá còn lại đến ngày nay ở đền thờ Nguyễn Xí (Nghi Hợp). Có Đền thờ thái uý quận công Nguyễn Sư Hồi. Ngoài ra còn có các văn sỹ tiêu biểu như: Hoàng Giáp Phạm Nguyễn Du ở Đặng Điền, đậu tiến sỹ năm 1779; Hương cống hội thi trúng tâm trường Phùng Thời Tá ở Thu Lũng (Nghi Thu); Tiến sỹ Nguyên Huy Nhu ở làng Vạn Lộc, đậu năm 1916, Phó bảng Hoàng Văn Cư ở Vạn Lộc, đậu năm 1904; Phó bảng Vũ Văn Cầu ở Nghi Thu, đậu năm 1862; Về y học có: Chánh Ngự y Phạm Văn Dụ; Danh y Hoàng Nguyên Cát, Thái ngự y Hoàng Nguyễn Lễ …Ngày nay, người dân Cửa Lò vẫn phát huy được truyền thống cha ông "ăn dành đỉnh bút, võ chiếm đề đao, nền y học chưa nơi nào sánh kịp" với rất nhiều nhà khoa học, văn nghệ sỹ, tướng lĩnh nổi danh khắp Đất nước.

Đảo Mắt nằm ngoài khơi xa, cách đất liền khoảng 18km, đảo còn có tên là núi

Quỳnh Nhai cao 218m, biển sâu 24m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn và hòn nhỏ nối với nhau. Từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo Mắt. Trong dân gian, Cửa Lò còn lưu giữ được một truyền thuyết cổ tích: "Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng" nói về hòn đảonày. Tố Nương quê ở vùng An Lạc, Sơn Tây. Chồng Nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ An. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị phong ban dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm gián mắt nhìn vào quê chồng. Đảo Mắt - Nhãn Sơn có tên từ đó. Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên Đảo có rừng xanh với nhiều loài chim biển, khỉ, dê,

lợn rừng...là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách.

Hòn Ngư nằm ngoài biển, cách bờ hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn

lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển. Diện tích 2,5km2, thuận tiện cho việc du lịch thăm quan. Trên đảo có Bãi Chùa, chùa được xây dựng ở thế kỷ thứ XIII có Chùa và Vườn chùa; Chùa có chùa Thượng, chùa Hạ, mỗi Chùa có 3 gian lợp ngói âm dương; Các xà hạ khắc chạm các vật Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) rất đẹp và rất linh thiêng; Vườn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên như: Đại, Mưng, Dưới (trong Vườn chùa hiện có 02 cây Dưới cổ thụ) và 01 giếng nước ngọt gọi là Giếng Ngọc. Sân chùa có 2 cây Lộc Vừng khoảng 700 năm tuổi.

Cửa Hội cách Cửa Lò 5km dọc theo bãi biển. Cửa Hội là chính nơi con sông

Lamđổ ra biển, nơi đây có biển, có sông. Từ nơi này có nhìn thấy Hòn Ngư trực diện nhất. Khu vực này bạt ngàn rặng phi lao, biển ở đây vẫn còn hoang sơ, tĩnh lặng khác

Một phần của tài liệu Tác dụng của quảng bá và thông tin truyền miệng đến chất lượng cảm nhận và quyết định đi du lịch đến Cửa Lò của khách nội địa (Trang 41)