Mô hình nghiên cứu điều chỉnh:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển và chuyển giao Phần mềm DTSOFT (Trang 76)

Qua bước EFA ở trên, ta thấy các biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố. Trong đó, có 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. Mỗi nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn và cùng nằm trong nhân tố đó, cụ thể như sau:

- Nhân tố thứ nhất:

Nhân tố này gồm 5 biến quan sát là : Ltcd1, Ltcd2, Ltcd3, Ltcd4, Ltcd5 được đặt tên là “Lương, thưởng và chế độ chính sách” và ký hiệu là LTCD.

LTCD = Mean(Ltcd1, Ltcd2, Ltcd3, Ltcd4, Ltcd5).

Bảng 3.25: Các biến quan sát thuộc nhân tố LTCD

Ltcd1 Lương, thưởng tương xứng với khối lượng công việc và đóng góp cá nhân.

Ltcd2 Lương, thưởng không thua kém với vị trí công việc tương tự ở các công ty khác.

Ltcd3 Thu nhập từ công việc hiện tại đảm bảo được cuộc sống.

Ltcd4 Thực hiện đầy đủ, giải quyết kịp thời và hợp lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm

Ltcd5 Có nhiều chế độ chính sách quan tâm đến đời sống nhân viên. (Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra)

- Nhân tố thứ hai:

Nhân tố này gồm 3 biến quan sát là : Dklv2, Dklv3, Dklv4 được đặt tên là “Điều kiện làm việc và công tác” và ký hiệu là DKLV.

DKLV = Mean(Dklv2, Dklv3, Dklv4 ).

Bảng 3.26: Các biến quan sát thuộc nhân tố DKLV

Dklv2 Đi hỗ trợ khách hàng bằng xe máy nhiều là không đáng ngại và cũng an toàn.

Dklv3 Đi công tác xa nhà nhiều không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống gia đình.

Dklv4 Được công ty hỗ trợ tốt khi đi công tác. (Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra)

- Nhân tố thứ ba:

Nhân tố này gồm 3 biến quan sát là : Vhtc3, Vhtc4, Vhtc5 được đặt tên là “Văn hóa tổ chức” và ký hiệu là VHTC.

VHTC = Mean(Vhtc3, Vhtc4, Vhtc5)

Bảng 3.27: Các biến quan sát thuộc nhân tố VHTC

Vhtc3 Nhân viên luôn nhận được sự hỗ trợ khuyến khích của lãnh đạo trong công việc sáng tạo.

Vhtc4 Công ty có nhiều điều lệ và hoạt động tập thể mang đậm tính nhân văn.

Vhtc5 Tôi thật sự quan tâm đến “số phận” của công ty mình. (Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra)

- Nhân tố thứ tư:

Nhân tố này gồm 3 biến quan sát là : Dtpt1, Dtpt2, Dtpt3 được đặt tên là “Đào tạo và phát triển” và ký hiệu là DTPT.

DTPT = Mean(Dtpt1, Dtpt2, Dtpt3)

Bảng 3.28: Các biến quan sát thuộc nhân tố DTPT

Dtpt1 Công ty có chương trình đào tạo bài bản và khoa học cho nhân viên kể từ khi mới tuyển dụng.

Dtpt2 Công ty tạo nhiều cơ hội học tập cho nhân viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dtpt3 Công ty chú trọng đào tạo bồi dưỡng phát triển nhân tài. (Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra)

- Nhân tố thứ năm:

Nhân tố này gồm 4 biến quan sát là : Tvpt1, Tvpt2, Tvpt4, Tvpt5 được đặt tên là “Triển vọng và sự phát tiển của công ty” và ký hiệu là TVPT.

TVPT = Mean(Tvpt1, Tvpt2, Tvpt4, Tvpt5 )

Bảng 3.29: Các biến quan sát thuộc nhân tố TVPT

Tvpt1 Mọi nhân viên đều có trách nhiệm với công việc.

Tvpt2 Công ty thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phần mềm và dịch vụ hỗ trợ cho khách.

Tvpt4 Công ty nghiên cứu nhiều phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.

Tvpt5 Tôi thấy công ty có nhiều chiến lược dài hạn đảm bảo được sự phát triển bền vững.

- Nhân tố thứ sáu:

Nhân tố này gồm 2 biến quan sát là : Nlth1, Nlth3 được đặt tên là “Năng lực thực hiện công việc” và ký hiệu là NLTH.

NLTH = Mean(Nlth1, Nlth3).

Bảng 3.30: Các biến quan sát thuộc nhân tố NLTH

Nlth1 Tôi luôn hoàn thành công việc được giao.

Nlth3 Tôi thường áp dụng nhiều sáng kiến cá nhân vào thực hiện công việc.

(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu điều tra)

- Nhân tố thứ bảy:

Nhân tố này gồm 7 biến quan sát là : Gb3, Gb4, Gb5, Gb6, Gb7, Gb8, Gb9 được đặt tên là “Sự gắn bó của nhân viên đối với công ty” và ký hiệu là GB.

GB = Mean(Gb3, Gb4, Gb5, Gb6, Gb7, Gb8, Gb9 ).

Bảng 3.31: Các biến quan sát thuộc nhân tố GB

Gb3 Tôi sẵng sàng hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để giúp đỡ công ty làm việc thành công.

Gb4 Tôi sẽ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty là thứ tốt nhất mà khách hàng có thể mua.

Gb5 Tôi vui mừng vì đã chọn công ty này để làm việc

Gb6 Tôi tự hào vì được làm việc trong công ty này

Gb7 Tôi có ý định ở lại lâu dài cùng công ty

Gb8 Tôi sẽ ở lại cùng công ty mặc dù có nơi khác có sự đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn

Gb9 Về nhiều phương diện, tôi xem công ty là mái nhà thứ hai của mình

(Nguồn: Xây dựng của tác giả)

Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi thực hiện EFA Các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình sau khi điều chỉnh:

Các giả thuyết nghiên cứu bao gồm 2 nhóm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm 1: Nhóm giả thuyết về mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.

. H’1: Lương, thưởng và chế độ chính sách có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn

bó của nhân viên đối với công ty.

. H’2: Điều kiện làm việc và công tác có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó của

nhân viên đối với công ty.

. H’3: Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối

với công ty.

. H’4: Đào tạo và phát triển có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó của nhân viên

đối với công ty.

. H’5: Triển vọng và sự phát triển của công ty có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn

bó của nhân viên đối với công ty.

. H’6: Năng lực thực hiện công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó của

nhân viên đối với công ty.

Phương trình tổng quát được xây dựng như sau:

GB = β0 + β1*LTCD + β2* DKLV + β3*VHTC + β4*DTPT + β5*TVPT+ β6*NLTH

Trong đó:

Lương, thưởng và chế độ chính sách

Gắn bó của nhân viên đối

với tổ chức

Điều kiện làm việc và công tác

Văn hóa tổ chức

Đào tạo và phát triển

Triển vọng và sự phát triển của công ty

Năng lực thực hiện công việc

+ + + + + + Yếu tố cá nhân: + Giới tính + Tuổi + Trình độ + Bộ phận + Kinh nghiệm + Thu nhập

. GB: Sự gắn bó của nhân viên đối với công ty (được xem là biến phụ thuộc) . LTCD: Lương, thưởng và chế độ chính sách (được xem là biến độc lập) . DKLV: Điều kiện làm việc và công tác (được xem là biến độc lập) . VHTC: Văn hóa tổ chức (được xem là biến độc lập)

. DTPT: Đào tạo và phát triển (được xem là biến độc lập)

. TVPT: Triển vọng và sự phát triển của công ty (được xem là biến độc lập) . NLTH: Năng lực thực hiện công việc (được xem là biến độc lập)

. β : Hệ số hồi quy riêng phần.

- Nhóm 2: Nhóm giả thuyết về sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận thức của nhân viên về sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức (Giới tính; tuổi tác; trình độ; bộ phận làm việc; kinh nghiệm làm việc, thu nhập hàng tháng).

. H’7: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên đối với công ty theo giới tính.

. H’8: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên đối với công ty theo độ tuổi.

. H’9: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên đối với công ty theo trình độ.

. H’10: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên đối với công ty theo bộ phận.

. H’11: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên đối với công ty theo kinh

nghiệm làm việc.

. H’12: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên đối với công ty theo thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển và chuyển giao Phần mềm DTSOFT (Trang 76)