Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 37)

Đây là các nhân tố bên ngoài công ty. Công ty không thể điều chỉnh được các yếu tố này. Đó là những nhân tố tác động gián tiếp đến hoạt động môi giới.

Sự phát triển kinh tế vĩ mô và ổn định về chính trị

Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng tăng lên đáng kể. Người ta bắt đầu quan tâm hơn đến các phương thức đầu tư bên cạnh gửi ngân hàng, dự trữ bằng vàng hay ngoại tệ. Đây là một nguồn vốn tiềm năng đáng kể cho thị trường chứng khoán. Thêm vào

đó, một nền kinh tế tăng trưởng đều đặn cùng với một nền chính trị ổn định là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và đối với TTCK nói riêng. Nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán được tăng lên về chất lượng và số lượng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường nói chung và các hoạt động của CTCK nói riêng.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Nếu như trên thị trường chứng khoán hàng hóa đa dạng và phong phú thì các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn cho các quyết định của mình, sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường hơn. Thị trường chứng khoán phát triển và ổn định sẽ là môi trường lý tưởng cho hoạt động môi giới. Vì có nhiều hàng hoá thì nhà đầu tư không thể hiểu biết hết về tất cả các loại chứng khoán đó, và họ sẽ tìm đến các nhà môi giới xin được tư vấn. Như vậy, công việc của nhà môi giới sẽ có nhiều hơn. Đồng thời, điều này cũng yêu cầu nhà môi giới phải có hiểu biết rộng về tất cả các ngành nghề, hiểu về các công ty niêm yết để có thể đưa ra những lời tư vấn chính xác nhất. Khi trình độ của các nhà đầu tư càng cao thì nhà môi giới cũng phải tự học hỏi nâng cao trình độ của mình thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của nhà đầu tư để trụ vững trên thị trường chứng khoán.

Trình độ, sự hiểu biết về chứng khoán của các nhà đầu tư và tập quán sinh hoạt, kinh doanh của nhà đầu tư

Khi nhà đầu tư hiểu rõ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì họ sẽ tham gia thị trường với thái độ tích cực hơn. Họ thực sự thấy cần thiết của những lời tư vấn của nhà môi giới chứ không theo kiểu “bầy đàn” như một số nhà đầu tư ở nước ta trong thời gian gần đây. Có hiện tượng nhà đầu tư mua cổ phiếu mà không biết mình mua cổ phiếu của công ty nào, hay công ty đó hoạt động trong lĩnh vực nào. Những tình huống như vậy chỉ có ở một số nước có thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển như Việt Nam. Khi các nhà đầu tư có trình độ thì họ sẽ dễ dàng tiếp nhận những thông tin mà nhà môi giới cung cấp, có thể lựa chọn và phân tích hợp lý, đồng thời họ cũng nhận thức được khi họ lỗ thì đâu là do lỗi của họ và đâu là lỗi không thể tránh chứ họ sẽ không đổ lỗi cho nhà môi giới nữa.

Tất cả các công ty chứng khoán đều thực hiện hoạt động môi giới.Vì vậy, giữa các công ty luôn luôn có sự cạnh tranh. Công ty nào có các điều kiện tốt hơn thì sẽ là người chiến thắng. Điều kiện tốt thể hiện ở việc: Chi phí giao dịch hợp lý, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tư vấn tốt… Khách hàng sẽ tìm đến những công ty có các điều kiện tốt. Trong một số lượng có hạn nhất định tham gia thị trường thì công ty này có số lượng các nhà đầu tư lớn thì công ty cạnh tranh sẽ có ít nhà đầu tư đến. Làm giảm khối lượng khách hàng của bộ phận môi giới ở công ty có năng lực canh tranh kém hơn.Vì vậy, để giữ vững được các nhà đầu tư cũ và gia tăng các nhà đầu tư mới thì các công ty phải không ngừng cải thiện nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Hoạt động của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán

Hoạt động của Hiệp hội là tập hợp các công ty chứng khoán để có tiếng nói thống nhất góp ý kiến cho các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán trước khi ban hành các văn bản pháp lý, chế độ chính sách. Hiệp hội cũng là nơi tập hợp, đề xuất ý kiến, nguyện vọng của các thành viên đối với chính sách của Nhà nước.

Hiệp hội sẽ là đầu mối thực hiện các công tác đào tạo nghiệp vụ trong các thành viên, đại diện với các thành viên trong việc liên kết, tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài về kinh phí, chương trình đào tạo…Vì vậy nếu như Hiệp hội kinh doanh chứng khoán mà phát triển thì cũng góp phần tích cực vào sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới nói riêng.

Sự hỗ trợ của Nhà nước

Đối với mọi thị trường chứng khoán thì sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Đặc biệt là với những nước mới bắt đầu hình thành thị trường chứng khoán thì sự hỗ trợ này sẽ có tác động không nhỏ tới hoạt động của công ty chứng khoán nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung.

Hệ thống quy định pháp luật

Hoạt động môi giới của công ty luôn luôn có những xung đột lợi ích giữa nhiều người, mâu thuẫn giữa nhân viên môi giới và khách hàng, nhân viên môi giới và công ty chứng khoán.Vì vậy để hoạt động môi giới có thể hoạt động trong một

môi trường ổn định và minh bạch thì rất cần có một hệ thống pháp luật phù hợp, có thể điều chỉnh dung hòa các mối quan hệ, cần có sự điều chỉnh lớn, có sự nhất quán về các văn bản luật.

1.2.5. Quy trình môi giới chứng khoán

Quy trình môi giới chứng khoán trong công ty chứng khoán bao gồm các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng

Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Khách hàng được hướng dẫn thủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “ Giấy mở tài khoản ” bao gồm các thông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ theo yêu cầu của công ty chứng khoán. Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tài khoản những thay đổi của thông tin cũng cần được cập nhật. Tài khoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:

Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán.

Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng. Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi suất khá cao, thường là cao hơn lai suất cho vay của ngân hàng, ngược lại khách hàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết.

Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn. Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh. Việc phát lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, fax, hay hệ thống máy tính điện tử… tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường.

Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau

Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không được viết ra mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện. Hầu hết các thị trường chứng khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn. Hai mẫu lệnh này được in bằng hai mầu mực khác nhau hay trên hai mầu giấy khác nhau để dễ phân biệt.

Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ

Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu): Tên của chứng khoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiện được mã hoá và đăng ký trước.

Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh. Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…). Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định.

Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý.

Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh.

Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển lệnh tới sở giao dịch để thực hiện.

Trên thị trường tập trung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường. Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu công ty này là nhà tạo lập thị trường.

Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh

Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng.

Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch

Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Đối với việc đối chiếu bù trừ chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán. Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán.

Bước 6: Thanh toán và nhận chứng khoán:

Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty chứng khoán.

1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động môi giới của một số công ty môi giới chứng khoán trên thế giớichứng khoán trên thế giớichứng khoán trên thế giới chứng khoán trên thế giới

1.3.1. Công ty chứng khoán Nomura

Là bộ phận của Tập đoàn Nomura, hoạt động chính là cung cấp dịch vụ chứng khoán, đồng thời cũng là mảng kinh doanh chính của Tập đoàn Nomura. Nomura là

tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng đầu tư toàn cầu. Tập đoàn có trụ sở tại Tokyo và các chi nhánh tại Hồng Kông, London và New York.

Được thành lập vào 25/12/1925 tại Osaka và được coi là nhà môi giới chứng khoán lâu đời nhất Nhật Bản, được đặt tên theo người chủ sở hữu là Tokushichi Nomura II, một trùm môi giới chứng khoán. CTCK Nomura hoạt động chính tại Châu Á. Ở Mỹ, Nomura có tên là Nomura Securities International, ở EMEA (các nước thuộc khu vực Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi) Nomura có tên là Nomura International plc. Nomura cũng là CTCK đi tiên phong trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài và là công ty chứng khoán đầu tiên của Nhật Bản trở thành thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào năm 1981. CTCK Nomura cung cấp các dịch vụ tài chính mà hầu hết các ngân hàng đầu tư thường cung cấp như nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và bảo lãnh phát hành. Nomura Securities cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ.

Ngay từ khi thành lập, Nomura tập trung vào thị trường trái phiếu mà không phải là thị trường cổ phiếu. Cuối thập niên 1920 là thời điểm khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản. Năm 1927 một cơn hoảng loạn lớn đã làm rung chuyển cộng đồng tài chính, thời điểm đó 37 ngân hàng buộc phải đóng cửa. Hai năm sau, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York xảy ra đã đẩy thị trường chứng khoán thế giới vào giai đoạn đại khủng hoảng. Nền chính trị Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Năm 1937 để vượt qua cơn khủng hoảng, chính phủ Nhật đã thấy cần thiết phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu. Do đó, CTCK Nomura là 1 trong 8 công ty được phép bảo lãnh và chào bán trái phiếu cho chính phủ và các tập đoàn của Nhật. Sự kiểm soát của Chính phủ ở thị trường trái phiếu đã chuyển hướng quan tâm của nhà đầu tư sang thị trường cổ phiếu. Do đó, năm 1938 Nomura đã thành lập phòng cổ phiếu và bắt đầu hoạt động cả hai mảng cổ phiếu và trái phiếu.

Chiến tranh thế giới nổ ra đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển. Cổ phiếu và trái phiếu được giao dịch tốt, Nomura đã cung cấp dịch vụ rất thành công. Đến năm 1942, Nomura chiếm 19% thị phần trái phiếu, và đứng đầu thị phần giao dịch cổ phiếu. Sự vững mạnh của quân đội Nhật đến hồi kết 1 năm sau đó, thị trường

chứng khoán giảm mạnh. Tuy nhiên, Nomura vẫn phát triển mạnh bằng việc tập trung phát triển thị trường trái phiếu và bắt đầu tung ra dịch vụ ủy thác đầu tư và duy trì phát triển cho tới khi cuộc chiến kết thúc.

Dịch vụ ủy thác đầu tư lần đầu được giới thiệu tại Nhật Bản vào năm 1941 và được coi là công cụ để cung cấp nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho chiến tranh. Nomura được coi là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ này. Mới đầu, việc ra quyết định cung cấp dịch vụ cũng gây ra nhiều tranh cãi trong công ty. Tuy nhiên, ông Otogo Kataoka, chủ tịch CTCK Nomura, đã phản đối việc cung cấp dịch vụ này. Ông Tokushichi Nomura lại có quan điểm ngược lại, ông đồng ý hoàn toàn với việc cung cấp dịch vụ này. Giai đoạn 1941 – 1945, Nomura đã đạt 47% trong việc cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư.

Sau chiến tranh, đất nước Nhật bị tàn phá. Các công ty cũng bị giải thể.

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w