Số lượng và cơ cấu tài khoản mở tại SHBS

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 71)

quan tâm và tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Số lượng tài khoản mở tại công ty tăng dần qua các năm

Bảng 2.3: Số lượng tài khoản mở tại SHBS

Đơn vị: Số tài khoản

Năm Số lượng tài khoảnmở trong năm Số lũy kế Tốc độ tăng trưởnghàng năm (%)

2011 315 9.092

2012 355 9.447 13%

2013 422 9.869 19%

Quý I/2014 251 10.120

(Nguồn: Báo cáo hoạt động SHBS, 2011-T4/2014)

Qua bảng 2.3 cho thấy công ty có số lượng tài khoản mở khá lớn, tính đến hết quý 1 năm 2014 công ty có đã có hơn 10.000 nghìn đầu tài khoản. Từ năm 2011- 2013 thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn khó khăn kéo theo số lượng mở tài khoản cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên từ tháng 12/2013 thị trường chứng khoán việt nam khởi sắc nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường, chỉ trong quý I/2014 số lượng tài khoản mở tại SHBS đã bằng 50% so với cả năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Số lượng tài khoản quản lý tại SHBS qua các năm 2011 – Quý I/2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động SHBS, 2011 - T4/2014)

Mặc dù với số lượng đầu tài khoản mở khá lớn nhưng số lượng tài khoản thực tế có giao dịch không cao

Đơn vị: số tài khoản

Năm Số tài khoản mở (số luỹ kế) Số tài khoản giao dịch Tỷ lệ (%)

2011 9.092 2.000 14,3%

2012 9.447 3.306 35%

2013 9.869 3.454 35%

Quý

1/2014 10.120 4.005 39,6%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động SHBS năm 2011 – tháng 3/2014)

Số lượng tài khoản giao dịch chỉ bằng xấp xỉ 28 % so với số đầu tài khoản mở, vì công ty thực hiện lưu ký tập trung và thường có ít số lượng tài khoản giao dịch. Nhiều tài khoản được mở ra chỉ có một số lệnh giao dịch sau khi khách hàng bán hết cổ phiếu, hoặc khách hàng chỉ thực hiện lưu ký mà không giao dịch, chính vì vậy mặc dù số đầu tài khoản được cấp là khá lớn nhưng số lượng tài khoản hoạt động lại thấp.

Về cơ cấu tài khoản:

Đa số khách hàng của công ty là nhà đầu tư cá nhân chiếm 99,27% tổng khách hàng, trong đó khách hàng trong nước là chủ yếu chiếm 97,78% cho thấy các sản phẩm dịch vụ của công ty chưa thu hút được các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Công ty chưa có sự quan tâm phát triển tới các đối tượng khách hàng này.

Bảng 2.5: Cơ cấu tài khoản khách hàng tại SHBS tính đến Quý I/2014

Đơn vị: Số tài khoản

STT Loại hình Số lượng TK Tỷ lệ 1 Trong nước 10.098 99,78% A Cá nhân 10.046 99,27% B Tổ chức 52 0,51% 2 Nước ngoài 22 0,22% A Cá nhân 15 0,15% B Tổ chức 7 0,07% 3 Tổng cộng (1+2) 10,120 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động SHBS quý 1/2014)

Mặc dù doanh thu từ hoạt động môi giới thường chiếm từ 10% đến 25% tại các công ty lớn, nhưng nó lại quyết định thu nhập từ kinh doanh vốn của các CTCK như cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tài chính. Hai mục này cộng lại thường chiếm từ 60% trở lên thu nhập của các CTCK. Chính vì vậy mà hoạt động môi giới chứng khoán rất được quan tâm, chú trọng phát triển.

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán trên tổng doanh thu không lớn và không ổn định qua các năm. Qua biểu đồ 2.3 cũng có thể thấy doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán vẫn chiếm phần tương đối nhỏ trong tổng doanh thu và với xu hướng tỷ trọng ngày càng giảm, tỷ trong năm sau giảm hơn năm trước, trong khi nhân sự và chi phí dành cho hoạt động môi giới chứng khoán luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công ty.

Biểu đồ 2.3: Doanh thu từ hoạt động môi giới SHBS qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của SHBS các năm 2011-2013)

Nhìn vào biểu đổ 2.3 ta thấy doanh thu môi giới của năm 2013 giảm đột biến so với năm 2011, 2012 (từ 25,234 tỷ năm 2011 tăng lên 47,035 và đột ngột giảm xuống 7,327 tỷ đồng năm 2013). Nguyên nhân là do năm 2012 đã hạch toán cả phần doanh thu cho vay margin 14,895 tỷ vào doanh thu hoạt động môi giới, mà thực chất khoản doanh thu này phải tính vào phần doanh thu khác và thêm phần doanh

thu môi giới trái phiếu cho ngân hàng Habubank là 26,207 tỷ đồng ( thực chất là khoản chuyển doanh thu từ ngân hàng Habubank sang cho công ty chứng khoán Habubank). Nếu hạch toán đúng bản chất thì doanh thu môi giới năm 2012 của SHBS là chỉ 5,933 tỷ đồng.

Chiếm tỷ trọng cao là doanh thu khác qua các năm 2011,2012,2013 tương ứng là 13.26%, 50.76%, 74.56%. Doanh thu khác của SHBS chủ yếu là từ hoạt động hỗ trợ tài chính cho khách hàng phí cho vay margin).

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh thu SHBS qua các năm 2011 – 2013

( Đơn vị : tỷ đồng)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của SHBS các năm 2011-2013)

Từ đầu năm 2014, SHBS đã đẩy mạnh phát triển hoạt động môi giới với nhiều sản phẩm mới, nâng cấp hệ thống giao dịch online trading thuận tiện cho khách hàng, ban hành nhiều sản phẩm mới, cho vay kỹ quỹ nâng tỷ lệ cho vay lên tới 70% với hơn 90 mã. Đồng thời áp dụng nhiều chính sách phí hoa hồng cho cộng tác viên để thu hút nguồn nhân sự môi giới tốt với mục tiêu lọt top 20 thị phần môi giới trong năm 2014.

Với 105 công ty chứng khoán đang hoạt động, thì thị phần bình quân của mỗi công ty xấp xỉ 1%, tuy nhiên thị trường lại có sự phân cấp rõ nét: top 10 công ty chứng khoán có thị phần dẫn đầu cả nước đã chiếm hơn 45% thị phần của cả nước

Bảng 2.6: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ các năm từ 2011 - 2013

STT Tên thành viên Viết tắt

Thị phần HNX 2013 Thị phần HOSE 2013 Thị phần HNX 2012 Thị phần HOSE 2012 Thị phần HNX 2011 1 CK TP.HCM HSC 9.19% 13.28% 8.42% 11.77% 6.35% 2 CKVNDirect VNDS 7.38% 5.31% 7.33% 3.42% 6.52% 3 Chứng khoán ACB ACBS 5.39% 6.53% 5.51% 7.92% 4.36% 4 Maybank Kim Eng MBKE 3.86% 4.59% 5.13% 5.21% 3.63%

5 CK MB MBS 7.16% 5.07% 4.81% 3.81% 6.75% 6 CK Sài Gòn SSI 6.29% 10.63% 4.45% 9.97% 3.73% 7 CK Bảo Việt BVSC 3.93% 4.11% 8 CK Bản Việt VCSC 6.97% 9 CK FPT FPTS 4.79% 4.19% 10 CKNHĐTPT Việt Nam BSC 3.77% 3.03% (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Công ty chứng khoán SHB là công ty chứng khoán nhỏ, với vốn điều lệ 150 tỷ đồng thị phần môi giới chứng khoán đạt được tỷ lệ thấp năm 2011 và 2012 chỉ dao động quanh khoảng 0,2 - 0,3 % trên sàn HNX và HSX. Tuy nhiên thị phần ở năm 2011, 2012 chưa phản ánh đúng bản chất khi năm 2011 nguồn thu phí đến từ giao dịch của hai mã cầm cố KTB, KSS, trong khi đó phí của năm 2012 chủ yếu từ giao dịch cổ phiếu HBB trong giai đoạn sát nhập HBB vào SHB. Đến năm 2013 thị phần môi giới đạt 0.5% trên sàn HNX và HSX. Kế hoạch năm 2014 của SHBS là sẽ lọt top 20 thị phần môi giới chứng khoán với thị phần đạt từ 1-1.5%.

2.2.3.4. Mạng lưới giao dịch và công nghệVề mạng lưới giao dịchVề mạng lưới giao dịchVề mạng lưới giao dịch Về mạng lưới giao dịch

Hiện nay công ty mới chỉ có trụ sở chính tại số 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội và chi nhánh Hồ chí Minh tại Lô H3 đường Hoàng Diệu, quận 3 thành phố

Hồ Chí Minh là hai điểm giao dịch chính. Tuy nhiên năm 2013 SHBS đã phát triển theo hướng mới đó là bán chéo sản phẩm với ngân hàng SHB. SHBS đã ký hợp đồng hợp tác với một số chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng SHB thành điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán như: SHB chi nhánh Vạn Phúc, SHB chi nhánh Vũng Tàu, SHB chi nhánh Hưng Yên, SHB chi nhánh Cần Thơ, SHB chi nhánh Hà Đông… Đây là một hướng phát triển mạng lưới rất hiệu quả đối với công ty vì tận dụng được thế mạnh sẵn có của ngân hàng SHB.

Về công nghệ

Năm 2011, công ty đã đầu tư mua phầm mềm giao dịch với hiện đại của đối tác Hồng Kông: Invest expert ( TTL) , phần mềm đi vào hoạt động tương đối tốt và ổn định trong năm 2011 và tiếp tục được nâng cấp trong năm 2012, 2013 đã giúp cho SHBS kết nối thông với sở giao dịch, lệnh của khách hàng được chuyển thẳng vào HNX, HSX nhanh chóng tiện ích. Phần mềm này cũng hỗ trợ cung cấp các sản phẩm môi giới phức tạp hơn theo yêu cầu của thị trường như cho vay mua ký quỹ … mà Ủy ban chứng khoán cho phép.

Bên cạnh đó công ty cũng đã xây dựng lại website mới thuận lợi hơn cho nhà đầu tư với nhiều tính năng hơn và nâng cao chất lượng của các báo cáo phân tích thị trường/ cổ phiếu. Công ty đã xây dựng hệ thống giao dịch internet itrade cho phép khách hàng thực hiện mọi giao dịch qua mạng internet: thực hiện lệnh mua, bán, chuyển tiền, thực hiện quyền, xem sao kê, tra cứu danh mục tiền, chứng khoán đầu tư nhanh chóng mà không cần phải đến công ty chứng khoán. Phần mềm còn giúp nhà đầu tư theo dõi tỷ lệ lãi lỗ trong danh mục mà mình đầu tư.

2.2.3.5. Mức độ hoàn thiện quy trình nghiệp vụ môi giới

SHBS sau khi sát nhập với công ty cổ phần chứng khoán Habubank đã xây dựng lại hệ thống quy trình nghiệp vụ đầy đủ, chi tiết, súc tích dễ hiểu, được cập nhật thay đổi thường xuyên khi có sự thay đổi điều chỉnh về phần mềm, quy định, chính sách của công ty cũng như của các cơ quan quản lý. Hệ thống quy trình này là cẩm nang bắt buộc phục vụ cho tất cả nhân viên nghiệp vụ và nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm giúp họ nắm rõ sản phẩm dịch vụ cung cấp để hướng dẫn và thực hiện cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, thống nhất trên toàn hệ thống.

2.2.4. Những mặt được của hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán SHB

Thương hiệu SHBS (Công ty cổ phần Chứng khoán SHB) chính thức ra mắt Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 12/9/2012, là thành quả tốt đẹp từ việc SHB nhận sáp nhập thành công Habubank. Với tư cách là một Công ty con, SHBS được thừa hưởng những sức mạnh về thương hiệu, tiềm lực tài chính và hệ thống mạng lưới từ Ngân hàng mẹ SHB. Sau khi tái ổn định cơ cấu nhân sự và định hướng hoạt động của bộ máy, SHBS đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thêm những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu giao dịch và tư vấn của nhà đầu tư. SHBS đã hoàn thiện dự án kết nối hệ thống giao dịch tự động với Ngân hàng mẹ, điều này sẽ giúp công ty phát triển khách hàng thông qua hệ thống khách hàng của SHB đồng thời khẳng định tính minh bạch và an toàn trong việc quản lý tiền gửi của Nhà đầu tư. Hệ thống khách hàng doanh nghiệp của SHB cũng là những đối tác tiềm năng để SHBS phát triển hoạt động tư vấn và thực hiện các thương vụ thu xếp vốn, tái cấu trúc và M&A. Đặc biệt với hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước của SHB sẽ giúp SHBS thâm nhập vào các thị trường ngách với chi phí thấp nhất có thể.

Với rất nhiều khó khăn sau khi sát nhập nhưng SHBS cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong hoạt động môi giới đó là:

Về số lượng tài khoản và mạng lưới giao dịch: Với lượng tài khoản mở ra không ngừng tăng lên qua từng năm chứng tỏ nghiệp vụ môi giới của công ty không chỉ giữ chân được khách hàng mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới đến để mở tài khoản và thực hiện giao dịch. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam mấy năm gần đây vẫn ảm đạm nhưng SHBS đã phát triển được mạng lưới các điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán thuận lợi đáp ứng được khả năng tiếp cận khách hàng rộng lớn, chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ phục hồi lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về giá trị giao dịch: Mặc dù theo xu hướng chung của một thị trường chứng

khoán ảm đảm trong những năm gần đây thì giá trị giao dịch của công ty cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, trong khi rất nhiều các công ty chứng khoán khác rơi vào tình

trạng ngủ đông dài hạn, một số công ty còn đóng cửa giải thể thì điều này là cả sự cố gắng nỗ lực không nhỏ của công ty trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Công ty cũng đã không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ và phát

triển các hình thức nhận lệnh của khách hàng. Về đội ngũ nhân viên môi giới của

SHBS được đào tạo bài bản, có sự hiểu biết trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính. Đa số họ là trong độ tuổi từ 23 đến 28, tuổi trẻ và sự nhiệt tình, hết lòng với công việc và với mọi nhà đầu tư họ luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp thắc mắc và luôn không ngừng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để đem lại sự hài lòng và niềm tin đối với từng khách hàng. SHBS cũng đã xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại và thuận tiện cho khách hàng. Nhờ vậy nghiệp vụ môi giới được thực hiện một cách bài bản, nhanh chóng, chính xác với độ an toàn cao.

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w