Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chứng khoán SHB

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 49)

khoán SHB

Công ty cổ phần Chứng khoán SHB (SHBS) tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HBBS), được thành lập ngày 04 tháng 11 năm 2005 theo quyết định số 14/UBCK-GPHĐKD của Chủ tịch ủy ban chứng khoán Nhà Nước.

Ngày 12 tháng 9 năm 2012, thương hiệu Công ty cổ phần Chứng khoán SHB (SHBS) đã chính thức ra mắt thị trường chứng khoán Việt Nam, thay thế cho tên HBBS. Trở thành công ty con của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, SHBS thừa hưởng những giá trị lan tỏa của thương hiệu SHB, hội tụ những nhà lãnh đạo chiến lược có tầm vóc và sự hỗ trợ tối đa về tài chính cũng như các nguồn lực khác từ Ngân hàng mẹ. Với số vốn điều lệ là 20 tỷ năm 2006, tăng vốn 150 tỷ năm 2008, sau khi sáp nhập với SHB, SHBS chuẩn bị tăng vốn lên 300 tỷ vào năm 2014, nhằm mục tiêu cơ bản là tối đa hóa lợi nhuận. SHBS định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tư, trong đó lấy hoạt động tư vấn làm nền tảng, từ đó phát triển các nghiệp vụ môi giới và đầu tư.

Tầm nhìn của công ty: SHBS hướng tới vị trí là định chế tài chính số một trong lựa chọn của khách hàng và đối tác trên thị trường Việt Nam và khu vực. Bằng sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, SHBS sẽ mang lại lợi ích tốt

nhất cho cổ đông, cộng sự, đối tác và cộng đồng.

Sứ mệnh của công ty: Đưa SHBS trở thành khoản đầu tư hiệu quả của cổ đông, môi trường làm việc mong ước của đội ngũ nhân viên và trên hết là sự lựa chọn số một của khách hàng và đối tác.

SHBS xây dựng giá trị cốt lõi cho mình dựa trên sức mạnh tổng thể từ chất lượng con người, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ ưu việt, tiềm lực tài chính mạnh và mạng lưới quan hệ sâu rộng. Đó cũng là nền tảng giúp SHBS thực hiện sứ mệnh của mình và đạt được những mục tiêu chiến lược có tầm vóc trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Triết lý kinh doanh: SHBS luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, gìn giữ mối quan hệ khăng khít với khách hàng, đối tác bằng uy tín của chính mình, dùng năng lực và tâm huyết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của Quý khách hàng.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần Chứng khoán SHB được thành lập dưới mô hình công ty cổ phần do Ngân hàng TMCP Sài gòn-Hà Nội làm chủ sở hữu được tổ chức và quản lý theo mô hình Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc theo quy định của luật doanh nghiệp. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Chứng khoán SHB.

Bộ máy giúp việc cho Tổng Giám đốc điều hành bao gồm các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối nghiệp vụ và các phòng ban:

Khối môi giới gồm: Phòng Khách hàng cá nhân, phòng khách hàng VIP, phòng khách hàng tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài; phòng lưu lý và quản lý cổ đông. Khối Ngân hàng Đầu tư gồm: phòng tư vấn, phòng đầu tư, phòng phân tích và bảo lãnh phát hành. Khối Tài chính gồm: Phòng kế toán tài chính, phòng quản lý hỗ trợ tài chính, phòng kinh doanh nguồn. Khối hỗ trợ gồm: Phòng kiểm soát nội bộ, phòng marketing, phòng công nghệ thông tin, phòng hành chính- nhân sự.

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh gồm: Phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng tổ chức, phòng công nghệ thông tin, phòng kế toán tài chính, phòng kiểm soát nội bộ.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại CTCP Chứng khoán SHB

2.3

Bộ máy hoạt động: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty Cổ phần chứng khoán SHB

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng khách hàng cá nhân có các chức năng nhiệm vụ chính là: Phát triển các khách hàng cá nhân giao dịch qua quầy hoặc các phương tiện giao dịch điện tử, thu hút khách hàng nhằm tăng tỷ trọng khách hàng sử dụng các sản phẩm giao dịch điện tử để tiết kiệm chi phí cũng như nhân sự cho công ty.

Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch chứng khoán liên quan đến khách hàng; cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng trong việc giao dịch điện tử và giao dịch tại quầy. Cung cấp dịch vụ đặt lệnh mua/bán chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, gửi thông báo của SHBS đến khách hàng, kiểm tra và hoàn thiện đầy đủ phiếu lệnh của khách hàng, theo dõi dòng tiền, danh mục đầu tư, dư nợ… nhằm đảm bảo quản trị rủi ro cho SHBS. Bên cạnh đó phòng khách hàng cá nhân cũng kết hợp với bộ phận phát triển sản phẩm để thường xuyên cập nhật thay đổi về sản phẩm/dịch vụ của các công ty đối thủ cạnh tranh và thị trường chứng khoán nhằm đề xuất điều chỉnh các sản phẩm/dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới cho khách hàng tại SHBS

Phòng lưu ký và quản lý cổ đông

Phòng lưu ký và quản lý cổ đông có nhiệm vụ chính là: Thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng bao gồm việc mở, đóng tài khoản, thay đổi thông tin, đăng ký dịch vụ giao dịch internet, giao dịch qua điện thoại, trả lời thắc mắc cho khách hàng về tài số dư tài khoản….

Thực hiện ký gửi chứng khoán, rút chứng khoán, chuyển khoản chứng khoán không qua giao dịch;thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán có tài khoản giao dịch chứng khoán trên toàn hệ thống SHBS an toàn, chính xác và nhanh chóng, thực hiện kết nối hệ thống đồng bộ hóa dữ liệu với VSD bao gồm: nhập, xử lý toàn bộ hồ sơ phát sinh liên quan lưu ký, tất toán chuyển khoản, mở/đóng tài khoản hàng ngày, thông tin thực hiện quyền, xác nhận số dư, kiểm soát sửa lỗi,… giữa hệ thống phần mềm SHBS và hệ thống VSD. Bên cạnh đó còn thực hiện quản lý cổ đông và

đấu giá cho khách hàng, thực hiện quản lý chuyển nhượng, thanh toán lãi trái phiếu, và thực hiện nghiệp vụ sửa lỗi giao dịch khi có lỗi xảy ra.

Phòng khách hàng VIP, khách hàng tổ chức

Phòng khách hàng VIP và tổ chức có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng tổ chức trong nước và các cá nhân,tổ chức nước ngoài. Cập nhật thông tin kinh tế, thị trường, công ty niêm yết; kết hợp với khối nghiên cứu tại SHBS nhằm tư vấn giao dịch, xây dựng chiến lược đầu tư, cơ hội đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư khách hàng. Bên cạnh đó phòng cũng kết hợp với bộ phận phát triển sản phẩm để thường xuyên cập nhật thay đổi về sản phẩm/dịch vụ của các công ty đối thủ cạnh tranh và thị trường chứng khoán nhằm đề xuất điều chỉnh các sản phẩm/dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới cho khách hàng tại SHBS, xây dựng các cơ chế, chính sách phí nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ cho việc phục vụ khách hàng nước ngoài và tổ chức, đồng thời kết hợp với phòng ban khác trong công ty hoặc với ngân hàng mẹ SHB để bán chéo sản phẩm và phát triển khách hàng.

Phòng tư vấn

Phòng tư vấn của SHBS thực hiện cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về tư vấn tài chính doanh nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ các Chi nhánh của công ty trong việc thực hiện các nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. Phòng tư vấn phải chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực hiện các nghiệp vụ tư vấn theo hợp đồng ký kết với khách hàng. Bên cạnh đó phòng tư vấn còn tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan đến quản trị tài chính của công ty và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc giao.

Phòng đầu tư

Phòng đầu tư có nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư cho danh mục đầu tư tự doanh, triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư tự doanh theo kế hoạch và chủ trương đã được phê duyệt, tuân thủ các quy định về quy trình đầu tư tự doanh; bên cạnh đó phòng còn tổ chức nghiên cứu, xây dựng và báo

cáo Ban Tổng Giám đốc phê duyệt định hướng, chiến lược Phát triển phòng trong từng giai đoạn.

Phòng phân tích

Phòng phân tích có các nhiệm vụ chính : Thứ nhất là thực hiện các hoạt động phân tích và lập các báo cáo phân tích đầu tư, báo cáo phân tích thị trường và các báo cáo nghiệp vụ khác có liên quan. Thứ hai là xuất bản các báo cáo thuộc phạm vi hoạt động phân tích, nghiên cứu thị trường và các tin tức khác thông qua website công ty hoặc dưới dạng các ấn phẩm và những kênh thông tin được phép khác, thực hiện các hoạt động tư vấn đầu tư và quản lý tài sản. Thứ ba là độc lập hoặc phối hợp với các phòng ban liên quan để nghiên cứu và đề xuất các phương án quản trị rủi ro. Thứ tư là tổ chức thuyết trình về các vấn đề đầu tư định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của khách hàng và chỉ đạo của Ban Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó phòng tư vấn còn hỗ trợ phòng nguồn vốn, phòng khách hàng VIP, khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài lập báo cáo phân tích và đánh giá các mã chứng khoán được ứng trước tiền bán chứng khoán, nghiên cứu tỉ lệ ký quỹ cho từng mã.

Phòng kế toán tài chính

Phòng kế toán tài chính có hai nhiệm vụ chính:

Thứ nhất là nhiệm vụ quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến công tác tài chính: Tham gia với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính năm của công ty và chi nhánh. Xây dựng các định mức chi phí cho từng bộ phận trong công ty. Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch tài chính của các đơn vị. Tổ chức quản lý nguồn vốn của công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc bảo toàn vốn đúng chế độ, sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật; giám sát về mặt tài chính trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản, quản lý trang thiết bị, tài sản của công ty.

Thứ hai là quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến công tác hạch toán kế toán: Xây dựng và quản lý hệ thống chế độ kế toán cho công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và quy định của công ty, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu nội bộ của công ty theo đúng quy định hiện hành; tổ chức kế toán giao dịch, hạch toán và quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại công ty.

Phòng quản lý hỗ trợ tài chính

đối với dịch vụ tài chính của công ty cung cấp cho khách hàng( dịchvụ margin, dịch vụ cầm cố, các sản phẩm phái sinh khác, …), giám sát nhằm đảm bảo an toàn tài sản cho công ty, theo dõi tình hình giải ngân, thu nợ các khoản vay của khách hàng trên tài khoản giao dịch chứng khoán. Thực hiện thu nợ hàng ngày khi tài khoản khách hàng có tiền mặt. Kiểm soát, cảnh báo, phối hợp với các phòng liên quan xử lý các hợp đồng, phụ lục đến hạn thanh lý theo đúng qui định của SHBS. Đồng thời theo dõi lập các báo cáo quản trị rủi ro tài chính theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo và tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của công ty, thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác khi được giao.

Phòng hành chính nhân sự

Phòng hành chính nhân sự chia thành hai bộ phận là bộ phận hành chính và bộ phận nhân sự. Bộ phận hành chính có nhiệm vụ: Quản lý và sử dụng con dấu của công ty theo đúng quy định của pháp luật và của công ty; quản lý, lưu trữ và bảo mật hồ sơ pháp lý của công ty và một số giấy tờ liên quan theo đúng quy định; trực tổng đài và quản lý hệ thống điện thoại, đường truyền toàn hệ thống. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hậu cần cho các buổi họp, hội thảo, giao ban, tiếp khách của côn ty; điều hành và duy trì hoạt động của tổ xe, vận chuyển, đưa đón cán bộ phục vụ công tác chuyên môn. Theo dõi mọi chi phí về bảo dưỡng, bảo hiểm, thay thế mới, quản lý xăng đối với xe của công ty; quản lý, vận hành và duy trì cơ sở vật chất; bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị: máy in, máy fax, máy photocopy.

Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ: Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của công ty; quản lý lao động, thực hiện các quy định của pháp luật lao động và các quy định có liên quan của nhà nước và của công ty; đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác được TGĐ, GĐ Khối phụ trách giao.

Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm soát nội bộ chia thành hai bộ phận là bộ phận pháp chế và bộ phận kiểm soát nội bộ.

Bộ phận pháp chế có nhiệm vụ: tham gia công tác soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản nội bộ phục vụ hoạt động của công ty (bao gồm nhưng không giới hạn bởi các quy chế, quy trình, quy định, quyết định, văn bản ủy quyền …); thực hiện công tác tư vấn pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của công ty theo

yêu cầu của ban tổng giám đốc và/hoặc theo đề nghị của các phòng, ban, chi nhánh trong công ty; tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động của công ty với khách hàng, tranh chấp giữa công ty với ngưới lao động, tham gia hoạt động tiền tố tụng và tố tụng tại các cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài …) để bảo vệ quyền lợi công ty; tham gia công tác xử lý kỷ luật lao động tại công ty.

Bộ phận kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ: Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của người hành nghề chứng khoán; kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính; giám sát tỷ lệ vốn khả dụng và các tỷ lệ an toàn tài chính; kiểm soát việc tách bạch tài sản của công ty với của khách hàng và tài sản giữa các khách hàng với nhau và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được tổng giám đốc chỉ đạo.

Phòng công nghệ thông tin

Phòng công nghệ thông tin thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý vận hành hệ thống mạng nội bộ, đường truyền kết nối, hệ thống máy chủ; quản lý các hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động kinh doanh của SHBS; tiếp nhận chuyển giao các hệ thống công nghệ thông tin từ các đơn vị, đối tác cung cấp. Thực hiện công việc phối hợp đào tạo sử dụng cho các phòng ban trong SHBS; xây dựng, lập kế hoạch hoạt động, trang bị công nghệ thông tin hàng tháng, hàng năm dựa trên chiến lược phát triển của SHBS; thực hiện các nhiệm vụ khác do ban tổng giám đốc giao.

Phòng marketing

Phòng marketing có nhiệm vụ: Xây dựng định hướng chiến lược, kế hoạch và thực hiện các hoạt động quảng cáo (tổ chức sự kiện ra bên ngoài, sự kiện nội bộ, sự kiện dành cho khách hàng, các hoạt động tài trợ, xã hội …) phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty. Thực hiện các hoạt động thúc đẩy bán hàng và xây dựng thương hiệu. Thực hiện các hoạt động thiết kế ấn phẩm, tài liệu quảng cáo, tiếp thị, thiết kế giao diện sản phẩm, banner quảng cáo trên website phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng nguồn vốn

Phòng nguồn vốn có nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w