Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 80)

Thứ nhất, chiến lược phát triển của công ty

SHBS không có chiến lược phát triển kinh doanh rõ ràng và đầy đủ. Đây là điểm mất điểm chính không chỉ riêng đối với SHBS mà còn đối với hầu hết các công ty chứng khoán lớn hiện nay. Chiến lược phát triển thay đổi thường xuyên, chạy theo thị trường, không có chiến lược dài hạn.

Thứ hai, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhân sự còn chưa linh hoạt.

Công ty chưa có chiến lược nhân sự chủ động trước những biến động bất lợi của thị trường, chưa có chính sách tuyển dụng, đào tạo hợp lý. Điều đó tác động ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ và tác động xấu tới hình ảnh của Công ty.

Trong quản lý, chưa tách bạch giữa nhân viên môi giới và nhân viên giao dịch. Do vậy, nhân viên phòng môi giới hiện tại vẫn thực hiện cả hai chức năng vừa tư vấn, vừa xử lý lệnh của khách hàng. Công tác xử lý lệnh của khách hàng lại chiếm nhiều thời gian khiến cho hoạt động tìm kiếm khách hàng bị sao nhãng. Hoạt động tư vấn đầu tư chưa được chú trọng kể cả trực tiếp và gián tiếp.

Thứ ba, đội ngũ nhân viên còn yếu

Với đội ngũ Broker chỉ hơn 15 người thì đây là một con số quá ít, không thể đảm bảo được khối lượng công việc ngày một lớn. Trong khi đó cơ chế lương thưởng cho đội ngũ nhân viên còn cứng nhắc. Đội ngũ nhân viên môi giới của SHBS đa số trong độ tuổi từ 23 -28 mặc dù tuổi nhẻ đầy nhiệt huyết nhưng cũng có hạn chế là kinh nghiệm trong việc môi giới, tiếp xúc khách hàng còn chưa nhiều. Kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán của nhân viên môi giới vẫn chưa thực sự đồng đều . Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi giới của công ty.

Thứ tư, chưa tập trung chăm sóc và phát triển khách hàng

Nhân viên môi giới vẫn chưa thực sự chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Đa phần vẫn là các khách hàng cũ của công ty, hoặc khách hàng mới tự tìm tới SHBS hoặc do các mối quan hệ đem lại. Nếu như không chủ động tìm kiếm, phát triển mạng lưới khách hàng thì hoạt động môi giới của SHBS không thể phát triển mạnh và bền vững được.

Mặt khác, đội ngũ nhân viên môi giới của SHB hiện tại đang bỏ quên một nguồn khách hàng rất lớn, đó là những khách hàng cũ của công ty nhưng hiện tại đang để tài khoản “đóng băng”, mặc dù khách hàng còn rất nhiều chứng khoán nhưng không giao dịch mua bán. Vì họ có thể do thua lỗ nhiều từ trước và không có đội ngũ môi giới tư vấn để cơ cấu lại danh mục. Đây chính là nguồn khách hàng lớn sẵn có, đội ngũ môi giới cần chú trọng chăm sóc, tư vấn cho khách hàng sẽ đem lại nguồn doanh thu phí lớn cho công ty.

Bên cạnh đó sự tư vấn và chăm sóc khách hàng của nhân viên môi giới chưa thực sự hiệu quả. Họ chỉ tập trung tư vấn cho những khách hàng lớn, khách hàng thân thiết mà bỏ quên những khách hàng tiềm năng khác cũng có nhiều nhu cầu đầu tư. Việc phân bổ thời gian tư vấn khách hàng và phương tiện tiếp xúc với khách hàng còn hạn chế, chủ yếu là qua điện thoại. Với thời gian hạn chế, nhất là trong những lúc thị trường phát triển nóng, sẽ có rất nhiều khách hàng lớn có nhu cầu đầu tư không được nhân viên môi giới tư vấn, bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư, gây thiệt hại và giảm lòng tin của khách hàng về dịch vụ của SHBS.

doanh số giao dịch bắt buộc hàng tháng, dẫn đến có sự sao nhãng thiếu tập trung trong việc tìm kiếm phát triển khách hàng.

Thứ năm, hoạt động các điểm hỗ trợ giao dịch chưa thực sự hiệu quả.

Vì là một công ty con của Ngân hàng nên phần lớn các điểm hỗ trợ giao dịch hoạt động theo tính chất kiêm nhiệm nên chưa tập trung vào chăm sóc, phát triển khách hàng. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên các điểm hỗ trợ giao dịch này lại không được đào tạo bài bản.

Thứ sáu, việc sử dụng phần mềm giao dịch mới cho hoạt động môi giới của công ty tuy bắt đầu từ năm 2011 nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự hoạt động ổn định. Vẫn để xảy ra lỗi mất kết nối với sở HSX dẫn đến khách hàng không đặt được lệnh trực tuyến, mặc dù công ty có thể đọc lệnh cho nhân viên nhập lệnh trực tiếp trong sàn HSX, nhưng điều này cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lệnh của khách hàng, khách hàng không chủ động theo dõi được lệnh của mình. Điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của khách hàng dẫn đến việc khách hàng mất đi sự tin tưởng, tín nhiệm đối với hoạt động môi giới của công ty.

Thứ bảy, hoạt động PR quảng cáo của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

mặc dù công ty thành lập từ rất sớm nhưng thương hiệu SHBS chỉ mới ra đời chưa được hai năm cho nên cần tập trung mạnh cho việc gây dựng phát triển thương hiệu hình cảnh của công ty qua truyền thông.

Thứ tám, dịch vụ hỗ trợ cho nghiệp vụ môi giới vẫn chưa đa dạng, chất lượng còn yếu kém không đáp ứng hết nhu cầu của nhà đầu tư

Thứ chín, công tác nghiên cứu phát triển chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, việc nghiên cứu thông tin của công ty tuy được quan tâm nhưng chất lượng chưa cao. Các báo cáo phân tích thường không kịp thời. Chưa có các thông tin sớm hơn các CTCK khác.

Một phần của tài liệu Luan van phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty SHBS (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w