Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 25)

Quá trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế cĩ thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một mơi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp

thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.

* Rủi ro từ mơi trường kinh doanh:

Sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngồi cĩ tiềm lực mạnh (về vốn, quy mơ, cơng nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ) khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro các khách hàng cĩ tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngồi thu hút.

Nền kinh tế VN vẫn cịn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nơng nghiệp và cơng nghiệp phục vụ nơng nghiệp (nuơi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Hàng lậu, hàng giả làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vĩc, quần áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.

Sự cạnh tranh và lợi nhuận kỳ vọng đối với các nhà đầu tư làm chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác. Việc thiếu quy hoạch và điều tiết hợp lý của Nhà nước dẫn đến sự gia tăng vốn đầu tư quá mức vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

* Rủi ro do mơi trường pháp lý:

- Các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn đang trong quá trình hồn thiện để tiếp cận các chuẩn mực, quy tắc quốc tế. Nhiều khi các quy định pháp luật được ban hành dựa trên ý chí chủ quan của cơ quan ban hành thay vì dựa trên các căn cứ khoa học;

- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

Việc thực thi pháp luật để hỗ trợ hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả, đặc biệt là trong việc cưỡng chế thu hồi nợ. Theo quy định thì trong trường hợp khách hàng khơng trả được nợ, NHTM cĩ quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên trên thực tế, các NHTM khơng thể cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý nếu khách hàng khơng hợp tác mà phải xử lý qua con đường tố tụng… dẫn đến tình trạng NHTM khơng dễ giải quyết được nợ tồn đọng dù cĩ tài sản bảo đảm.

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Hoạt động thanh tra ngân hàng và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theo kịp sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát chậm đổi mới, khả năng kiểm sốt thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro cịn yếu. Thanh tra ngân hàng chủ yếu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít cĩ khả năng ngăn chặn, cảnh báo phịng ngừa rủi ro và vi phạm. Những sai phạm về cho vay, cấp tín dụng ở một số NHTM cĩ thể đã được ngăn chặn nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời.

* Rủi ro do hệ thống thơng tin:

Những thách thức cho hệ thống ngân hàng là việc thiếu thơng tin tương xứng để làm cở sở trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng cho nền kinh tế, do đĩ nếu các ngân hàng chạy mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin chưa cân xứng sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Việt Nam chưa cĩ một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ, đáng tin cậy về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) cũng chỉ cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thơng tin cung cấp cịn đơn điệu, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thơng tin.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)