Tổng quan tình hình bán phá giá và chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 35)

Hiện nay chưa có một nước hay một tổ chức nào thống kê được các vụ bán phá giá hàng hóa trên thế giới bởi vì đây là điều khó xác định và không một nước hay một công ty nào lại tự thừa nhận hành động bán phá giá của mình cả. Cho nên để có thể hiểu rõ về tình hình bán phá giá hàng hóa trên thế mình chúng ta chỉ có thể xem xét thông qua các cuộc điều tra chống bán phá giá (mà cụ thể là các cuộc điều tra có kết luận cuối cùng là hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá) và số lần áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới. Trước khi WTO ra đời đã có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá và các biện pháp chống lại các hành động bán phá giá đó. Nhưng các cuộc điều tra đó không thống nhất về cách thức, thủ tục cũng như về các biện pháp chống lại các hành vi bán phá giá.

Năm 1994, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Đây chính là cơ sở pháp luật quốc tế mà các nước thành viên WTO phải tuân theo khi thực thi và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các nước chưa là thành viên WTO cũng được khuyến nghị nên thực hiện theo các quy định của WTO, trong đó có quy định liên quan đến chống bán phá giá... Kể từ khi WTO ra đời, tính đến thời điểm 31/12/2010, trên thế giới đã có tất cả "3.853 cuộc điều tra chống bán phá giá và có tất cả 2.495 lần áp dụng thuế chống bán phá giá" [34] (chiếm 64,75 % tổng số các cuộc điều tra). Điều này cũng thể hiện không phải tất cả các cuộc điều tra chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Số lượng lớn các cuộc điều tra chống bán phá giá trên cũng phần nào cho thấy biện pháp phá giá để chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi nhuận đã được sử dụng khá nhiều trong chiến lược kinh doanh của các công ty, tập đoàn, hay của một số nước riêng biệt nào đó.

Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hóa là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện

đến WTO, cụ thể là Cơ quan giải quyết tranh chấp. Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc bán phá giá và chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra rất nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình.

Trong phần này sẽ tập trung trình bày thực trạng các cuộc điều tra chống bán phá giá và việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở các khu vực, các nước khác nhau trên thế giới để có cái nhìn bao quát về vấn đề bán phá giá hàng hóa hiện nay.

Căn cứ vào số liệu thống kê của WTO từ 01/01/1995 đến 31/12/2010, xu hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới có thể được thể hiện tại Biểu đồ 1.1.

Biểu đồ 1.1: Xu hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới

0 100 200 300 400 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Số cuộc điều tra Số cuộc điều tra kết luận BPG

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999, số cuộc điều tra chống bán phá giá tăng đều đặn và tăng đột biến vào năm 1999. Tuy nhiên từ năm 1999 đến năm 2003 thì số cuộc điều tra chống bán phá giá biến động khá mạnh, từ 2003 đến nay có xu hướng ổn định hơn. Số cuộc điều tra có kết luận cuối cùng là bán phá giá và dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng biến động.

Đó là thực trạng chung bán phá giá hàng hóa trên thế giới. Sau đây ta sẽ đi sâu phân tích từng nhóm nước cụ thể. Theo các tiêu chí phân loại các nước phát triển và đang phát triển của WTO, ta có biểu đồ so sánh sau về số lần áp dụng thuế chống bán phá giá của hai nhóm nước này (Biểu đồ 1.2).

Biểu đồ 1.2: So sánh số lần áp dụng thuế chống bán phá giá giữa các nước đang phát triển và phát triển

0 50 100 150 200 250 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009

Đang phát triển Phát triển

Nguồn: www.wto.org.

Thực tế này cho thấy không chỉ có các nước phát triển tiến hành điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển và ngược lại mà các nước phát triển còn điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước phát triển khác. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nước đang phát triển.

Các mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá thường là các sản phẩm dệt may, giày dép, sắt thép, kim loại, hóa chất, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, cao su và các sản phẩm từ cao su, máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị

điện...đặc biệt là kim loại cơ bản. Tuy nhiên không phải tất cả các cuộc điều tra về các mặt hàng đều dẫn tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Nhưng căn cứ trên các số liệu thống kê được từ WTO cập nhật cho đến ngày 31/12/2010 thì nói chung các mặt hàng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tỷ lệ thuận với số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng đó. Điều đó có nghĩa là một khi một mặt hàng nào đó là đối tượng của điều tra chống bán phá giá thì xác suất mặt hàng đó bị áp dụng thuế chống bán phá giá là rất cao. Theo số liệu thống kê của WTO về chống bán phá giá theo các nhóm hàng, trong 3.853 vụ điều tra từ 01/01/1995 - 31/12/2010 có 5 nhóm mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất là kim loại cơ bản và các sản phẩm từ chúng (chiếm 27,25% số vụ điều tra), hóa chất (20,5%), nhựa và cao su (13%), máy móc thiết bị cơ khí, đồ điện (8,9%), dệt may (7,81%). Riêng 5 nhóm mặt hàng này đã chiếm tới 77,46% số vụ điều tra bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Điều này chứng tỏ các vụ điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995 - 2010 không phân bố đều ở các mặt hàng mà có sự tập trung cao vào một số ít mặt hàng- đây là những mặt hàng rất nhạy cảm với các vụ điều tra chống bán phá giá. Và cũng chính 4 nhóm mặt hàng này cũng thường bị áp dụng thuế chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 35)