Thực trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 79 - 85)

3. Không phân loạ

3.1.2. Thực trạng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Trước đà tăng trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu nước ta, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện về chống bán phá giá hàng xuất khẩu. Tính từ năm 1994 đến tháng 12 năm 2011, chúng ta phải đối mặt với tổng cộng 42 vụ kiện chống bán phá giá từ các tổ chức nước ngoài.

Trái ngược với hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá và nguy cơ đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá kể trên thì Việt Nam chưa tiến hành một vụ kiện chống bán phá giá nào đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ngoài. Trong nhiều năm trở lại đây, sự canh tranh trên thị trường Việt Nam đã và đang diễn ra rất gay gắt giữa các doanh nghiệp đến từ các nước có nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… với nhau và giữa các doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài đã tung ra các chiến dịch xúc tiến thương mại rầm rộ như khuyến mại, quảng cáo khiến doanh nghiệp Việt Nam không đủ tiềm lực tài chính để ganh đua với họ. Điều đáng lo là sau khi đã hạ được doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường nội địa, các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu chiến dịch tăng giá để thu lợi nhuận độc quyền. Cùng với đó, tình trạng buôn lậu ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, nhất là khu vực biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, được vận chuyển vào Việt Nam qua đội ngũ cửu vạn, đang tràn ngập thị trường nước ta từ thành thị đến nông thôn. Các loại hàng này có giá rất rẻ, phần lớn là hàng hóa ế thừa, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng, hàng do địa phương sản xuất. Với tình trạng trên, thị trường Việt Nam khó có thể ổn định và lành mạnh được, ngành sản xuất trong nước gặp nhiều thiệt hại nặng nề.

Trước sự dồn ép của hàng ngoại, thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, thậm chí các doanh nghiệp làm ăn khấm khá một

thời trong các lĩnh vực như xe đạp, điện tử, quạt điện, may mặc, nước giải khát … cũng điêu đứng. Rõ ràng, ở Việt Nam đã có hiện tượng xảy ra một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hiện tượng bán phá giá hàng hóa. Bán phá giá có thể xảy ra trong những ngành như cơ khí, máy nông nghiệp, thép, xi măng, điện tử dân dụng, giấy, dệt may, rượu bia nước giải khát, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Nhìn chung, các hiện tượng chống bán phá giá ở Việt Nam thường nhằm một số mục đích chủ yếu sau:

Thứ nhất, bán phá giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần của mình. Đây là một hành vi được các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng khá phổ biến ở thị trường Việt Nam khi mà ta chưa có một hệ thống pháp luật chống bán phá giá đầy đủ và cơ quan thực thi pháp luật tốt. Các công ty đa quốc gia (MNC) đã thực hiện chiến lược bán phá giá và sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ để giành thị trường nhằm thôn tính các doanh nghiệp nội địa theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé". Họ làm được điều này là do khả năng tài chính hùng mạnh từ công ty mẹ mà các công ty nhỏ tại nước chủ nhà sẽ không đủ lực về tài chính để lao vào các cuộc cạnh tranh hoàn toàn bất lợi cho mình. Doanh nghiệp nước ngoài đã bù lỗ hoặc dùng hàng tồn kho ở thị trường khác đem chào bán vào thị trường Việt Nam với giá gần 75% giá bình thường như "các hãng mỹ phẩm P&G (Protec & Gamble), hãng Colgate - Pamolive nhập khẩu kem đánh răng chỉ khai bán giá thấp hơn kem đánh răng Dạ Lan nội địa" [7, tr. 58]. Các hãng bia, rượu ngoại như Tiger, Heineken, Remy Martin, Henessy đã chiếm lĩnh hơn 80% thị trường rượu tại Việt Nam, khiến cho hai doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất tại Việt Nam là nhà máy rượu Bình Tây bị đóng cửa và nhà máy bia rượu Hà Nội bị giảm sản lượng tiêu thụ một cách đáng kể.

Trong cuộc đấu tranh giành thị trường của các công ty nước giải khát tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng tồn tại cuộc đối đầu giữa hai công ty liên doanh khổng lồ về nước giải khát là công ty Coca Cola và công ty Pepsi Cola.

Các công ty nước giải khát nội địa như Festi, Hòa Bình, Chương Dương,… không đủ sức trong cuộc cạnh tranh và đành phải bỏ cuộc.

Riêng công ty nước giải khát Tribeco nhờ có sự thay đổi chiến lược kinh doanh nên vẫn còn tồn tại nhưng trong thế yếu (công ty đã giảm khoảng 50% công suất nước ngọt để sản xuất sữa đậu nành để không làm ảnh hưởng đến sản xuất, đến đời sống công nhân, cố gắng kìm giữ thị phần nước ngọt sao cho đừng xuống quá thấp, đồng thời dùng lãi từ các năm trước cộng với lãi từ sữa đậu nành chuyển qua để hạn chế thua lỗ. Mục tiêu hiện nay của công ty Tribeco là bảo toàn được đồng vốn trước các đòn cạnh tranh không cân sức của hai người khổng lồ là Coca Cola và Pepsi Cola) [7, tr. 58-59].

Bằng những cách thức như vậy, các công ty đa quốc gia lộ rõ tham vọng thao túng toàn bộ thị trường nội địa, loại khỏi "sân chơi" các công ty cùng ngành bản xứ để chiếm thị phần lớn hơn và lợi dụng điều này để làm bàn đạp hỗ trợ cho các thị trường khác trong khu vực nhưng thị phần còn nhỏ.

Theo các thống kê cho thấy một số doanh nghiệp FDI tiến hành các chiến dịch tranh giành thị phần bằng con đường bán phá giá, lượng bán phá giá đạt đến mức kỷ lục là 25-30% trên doanh thu, góp phần gây lỗ trầm trọng hơn cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhưng lại có lợi cho thương hiệu của công ty mẹ ở nước ngoài. Thực vậy, việc kê khai giảm giá đầu ra của các doanh nghiệp FDI, không những thực hiện được những hành vi chuyển giá trong nội bộ của công ty đa quốc gia mà còn thao túng thị trường nội địa của nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc bán phá giá. Hiện tượng này thể hiện rõ nét nhất thông qua tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Coca Cola Chương Dương.

Thực tế, phản ánh rõ ràng hơn đối với sản phẩm Coca Cola ở chỗ: một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng 10500 đồng) trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trường Việt Nam bình quân một lon

giá 5.000 đồng - 7.000 đồng (tương đương khoảng 40 - 50 cents) thấp hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 25 cents (tỷ giá tạm tính 14.000 VND/USD). Đây phải chăng là hiện tượng bán phá giá của Công ty Coca Cola Chương Dương được điều phối từ công ty mẹ thông qua chiến lược bán hàng và chính sách mua nguyên liệu từ công ty con ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra Công ty Coca Cola Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai tháng 3 và tháng 4/1998 Coca Cola đã bán phá giá kỷ lục là 30%) trong khi liên doanh này không hề có sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, về năng suất lao động và hiệu suất trong các khâu khác. "Đợt tổ chức khuyến mãi Cúp bóng đá thế giới 1998, công ty đã chi một số tiền 1,8 tỷ đồng bất chấp sự không đồng ý của phía đối tác Việt Nam, làm cho Công ty đã lỗ càng lỗ nặng. Trong chiến dịch khuyến mãi vào tháng 3 - 4/1998 Công ty đã lỗ đến 20 tỷ đồng" [1].

Về vụ việc thép cuộn Trung Quốc: năm 2006, hàng vạn tấn thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Một số loại thép được chào bán ngang bằng với giá phôi, trong khi đó, chi phí giá công từ phôi sang thép thành phẩm tại bất kì một nhà máy thép nào của Việt Nam và trong khu vực đều ở mức 35 - 60 USD/tấn. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá bán thép cuộn nói trên chưa bao gồm VAT của các nhà sản xuất trong nước dao động trong khoảng 7,2 - 7,5 triệu đồng/tấn. Tại khu vực phía Nam, giá thép cuộn có giá cao hơn: 7,8 triệu đồng/tấn.

Theo đó, giá phôi thép chào bán tại các cảng Việt Nam khoảng 400 USD/tấn thì giá thép cuộn ở mức 405 USD/tấn. Giống như ngành thép trong khu vực và các nhà máy thép trên thế giới, chi phí gia công từ phôi sang thép thành phẩm tại các nhà máy Việt Nam dao động từ 35 - 60 USD/tấn. Nhưng đối với loại thép từ Trung Quốc sang Việt Nam, mức chi phí gia công từ phôi sang thép thành phẩm gần như bằng 0. Do giá bán rẻ hơn nên hàng loạt nhà máy thép Việt Nam đứng trước nguy cơ phải dừng sản xuất dòng sản phẩm

thép này. Trước khi xuất hiện loạt sản phẩm thép giá rẻ này từ Trung Quốc, "mức tiêu thụ thép cuộn hàng tháng của nhà máy gang thép Thái Nguyên là khoảng 5 - 6 nghìn tấn 1 tháng. Nhưng kể từ lúc xuất hiện thép giá rẻ từ Trung Quốc, doanh số bán ra bị giảm gần 50%" [6]. Tình trạng này cũng xảy ra với doanh nghiệp thép Hòa Phát, VPS.

Trước tình hình như trên, có ý kiến cho rằng cần phải liên minh các nhà sản xuất thép trong nước với nhau để bán với giá thấp hơn nhưng bị phản đối. Lý do là nếu tính tổng mức tiêu thụ thép cuộn miền Bắc khoảng 2,5 - 3 vạn tấn/tháng và mỗi tấn phải chấp nhận lỗ khoảng 500 nghìn đồng thì thiệt hại mỗi tháng sẽ là 15 tỷ đồng, chưa kể công ăn việc làm của người lao động bị đe dọa. Ảnh hưởng của thép Trung Quốc giá rẻ đã khiến 23 doanh nghiệp thép Việt Nam phải giảm sản lượng thép cuộn và nhiều đơn vị phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này.

Thứ hai, bán phá giá để tiêu thụ sản phẩm ế thừa, có chất lượng thấp. Hiện tượng này đang xảy ra rất phổ biến ở thị trường Việt Nam và đang gây ra không ít khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa được bán phá giá nhằm mục đích này chủ yếu là hàng hóa xuất xứ từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…Hiện nay, ở Trung Quốc có nhiều nhà sản xuất thủ công ở các địa phương, họ sản xuất ra nhiều hàng hóa nhưng rất khó tiêu thụ trong nước, hoặc tiêu thụ chậm. Do vậy họ thường tìm cách tiêu thụ sản phẩm đó ở thị trường nước ngoài. Việt Nam là một thị trường lớn được hàng hóa Trung Quốc hướng tới, thậm chí cả hàng hóa cao cấp do nhà máy ở trung ương sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được nhập lậu qua biên giới, trốn thuế nên giá càng rẻ.

Một ngành công nghiệp của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề của hàng nhập lậu giá rẻ là ngành sản xuất xe đạp, xe máy.

Theo ước tính mỗi năm có khoảng 600 - 700 nghìn xe đạp ngoại nhập lậu vào Việt Nam. Con số này gấp hơn hai lần số xe đạp mà ngành sản xuất xe đạp Việt Nam sản xuất và tiêu thụ được. Trong tổng số xe đạp nhập khẩu vào Việt Nam, chủ yếu là xe đạp Trung Quốc. Giá xe đạp Trung Quốc nhập khẩu rất rẻ, ban đầu chỉ khoảng 400 - 500 nghìn đồng/xe [7, tr. 59].

Khi chính phủ yêu cầu dán tem nhập khẩu vào mặt hàng xe đạp thì giá xe đạp nhập khẩu (hầu hết là hàng lậu), lẽ ra phải cao hơn do chịu thuế, lại giảm xuống chỉ khoảng từ 300 - 400 nghìn đồng/ xe. Với mức giá này thì xe đạp trong nước không thể cạnh tranh với xe nhập khẩu, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất xe đạp đứng trên bờ vực phá sản, đóng cửa hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, xe máy Trung Quốc giá rẻ đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Chỉ khoảng 5 - 6 triệu đồng có thể mua được một chiếc xe máy Trung Quốc có kiểu dáng của xe Dream, Wave, Viva và khoảng 20 triệu đồng để mua một chiếc xe kiểu dáng Spacy, SH, Dylan…

Ngành sản xuất đường của Việt Nam cũng chịu tình cảnh tương tự, khi mà giá đường nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan vào Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với giá đường nội địa. Thông thường giá đường nhập khẩu thấp hơn giá thành đường trong nước từ 400 - 1.000 đồng/kg. Điều này khiến cho ngành đường trong nước bị trì trệ, các công ty sản xuất đường trong nước mặc dù có công suất lớn nhưng do giá thành đã không thể cạnh tranh được với đường nhập lậu.

Theo khảo sát của các nhà kinh tế, khoảng 40 - 45% số lượng hàng may mặc trên thị trường nội địa hiện nay là nhập khẩu, không rõ nguồn gốc. Trong đó chủ yếu là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào nước ta phải lên đến 2 tỷ USD mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng. Hàng dệt may Trung Quốc giá rẻ đi vào Việt Nam thông qua đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch và thường làm

từ những nguyên liệu tồn kho và dư thừa trong quá trình sản xuất. Giá thành của những sản phẩm này đã được tính vào thành phẩm xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Mỹ, EU, nên hàng dệt may Trung Quốc mới có giá rẻ ở

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)