Pháp luật chống bán phá giá của Philippin

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 68)

3. Không phân loạ

2.4.3.Pháp luật chống bán phá giá của Philippin

2.4.3.1. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá

Pháp luật chống bán phá giá của Philippin về cơ bản được xây dựng dựa trên các quy định về chống bán phá giá của WTO nhưng cũng có khá nhiều điểm khác biệt so với ADA.

Cơ quan có thẩm quyền:

- Bộ trưởng Tài chính hoặc Thương mại là cơ quan tiếp nhận đơn; ra quyết định sơ khởi (khởi xướng vụ kiện), quyết định áp dụng biện pháp tạm thời

- Ủy ban Thuế quan là cơ quan điều tra

- Ủy ban Đặc biệt về Chống bán phá giá (bao gồm 3 thành viên là Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp, và hoặc là Bộ trưởng Nông nghiệp, hoặc là Bộ trưởng Lao động) là cơ quan quyết định áp dụng biện pháp chính thức

Các thời hạn điều tra:

- Quyết định sơ khởi (prima facie case determination): 20 ngày kể từ ngày nhận đơn

- Kết thúc điều tra: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận thông báo về quyết định sơ khởi, Ủy ban Thuế quan phải hoàn thành điều tra, trình kết quả điều tra lên Ủy ban đặc biệt về Chống bán phá giá trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kết thúc điều tra

- Quyết định cuối cùng: 15 ngày kể từ ngày Ủy ban đặc biệt nhận được kết quả điều tra do Ủy ban Thuế quan gửi (nếu Ủy ban đặc biệt không ra quyết định trong thời hạn này thì Đề xuất trong báo cáo của Ủy ban Thuế quan được xem như chấp thuận và có hiệu lực áp dụng)

Những vấn đề cần lưu ý để vận dụng:

- Quyết định sơ khởi:

+ Phải dựa trên các thông tin đáng tin cậy (các nhà nhập khẩu có 10 ngày để cung cấp thông tin về giá thông thường, nếu không có thông tin này thì phải dựa trên các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy)

+ Khi chưa có quyết định sơ khởi, Bộ trưởng có thể yêu cầu, theo yêu cầu của nguyên đơn, cơ quan Hải quan ngừng thông quan hàng liên quan (hoặc cho thông quan với điều kiện phải có đặt cọc bằng biên phá giá dự tính) - biện pháp này chấm dứt khi có quyết định sơ khởi

- Sau khi có quyết định sơ khởi:

+ Bộ trưởng thông báo cho Ủy ban Thuế quan để điều tra

+ Bộ trưởng lệnh cho nhân viên thuế quan thu tiền đặt cọc (mức bằng biên phá giá nêu trong đơn kiện cộng với mức thuế thông thường để đảm bảo khả năng nộp thuế chống bán phá giá nếu có kết luận khẳng định sau này; nếu kết luận phủ định thì các khoản này sẽ được trả lại trong vòng 10 ngày)

- Tính giá thông thường: Nếu không tính được theo cách tính chuẩn thì giá thông thường sẽ là mức cao nhất trong các loại giá tính theo các phương pháp sau:

+ Giá bán của sản phẩm tương tự tại nước láng giềng có ngành sản xuất ở điều kiện phát triển tương tự;

+ Chi phí sản xuất;

- Lượng nhập khẩu không đáng kể: Tính theo phần trăm lượng nhập khẩu trung bình tháng

- Ủy ban đặc biệt ngay khi có quyết định chính thức sẽ lệnh cho Ủy ban Thuế quan thu thuế chống bán phá giá

- Khiếu nại

+ Khiếu nại tư pháp ra Tòa án Phúc thẩm về thuế (chỉ khiếu nại về mức thuế): theo thủ tục khiếu nại chung đối với các quyết định của Ủy ban Thuế quan

- Xem xét lại mức thuế: Ủy ban Thuế quan tiến hành xem xét lại mức thuế hàng quý (có phiên điều trần), nếu cần điều chỉnh thì đệ trình lên Ủy ban đặc biệt quyết định; Quy định tương tự đối với việc rút lại, thay đổi biện pháp thuế (nhưng trường hợp này rà soát được tiến hành theo sáng kiến của Ủy ban hoặc có yêu cầu của bên liên quan).

Về chế độ thông tin:

Ủy ban phải thông báo cho các bên về kết quả điều tra được trình lên Ủy ban Đặc biệt về Chống bán phá giá; Các bên liên quan phải thực hiện tham vấn với Ủy ban Thuế quan và Bộ trưởng và tận dụng tất cả các thông tin kỹ thuật cần thiết để tự biện hộ. Mọi quyết định của Ủy ban đặc biệt được đăng trên Công báo.

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 68)