Quy định về giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 77)

3. Không phân loạ

3.1.1.4.Quy định về giải quyết tranh chấp

Theo quy định của ADA, Điều 13 về cơ chế khiếu kiện độc lập: Tất cả các thành viên WTO mà luật pháp quốc gia có quy định biện pháp chống bán phá giá phải đảm bảo một cơ chế hành chính, trọng tài hoặc tòa án độc lập với cơ quan điều tra nhằm rà soát lại các quyết định hành chính liên quan đến việc

ra kết luận cuối cùng về việc có áp dụng thuế chống bán phá giá hay không và việc điều chỉnh thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá.

Có thể nói đây là một quy định chặt chẽ và hợp lý, thực hiện cơ chế xét xử hai cấp và đưa ra đảm bảo cho việc thực thi cơ chế đó bằng cách yêu cầu các nước thành viên phải có một cấp xét xử thứ hai độc lập với cơ quan điều tra về chống bán phá giá.

Nếu so sánh với Chương V Pháp lệnh có quy định:

1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá, nếu các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại; trường hợp đặc biệt, thời hạn giải quyết khiếu nại được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày và phải thông báo bằng phương thức thích hợp cho tổ chức, cá nhân có khiếu nại.

3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Bộ trưởng Bộ Thương mại chưa ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam [24]. Ở đây có quy định thủ tục khiếu nại trước khi thực hiện thủ tục khởi kiện với tính chất khiếu nại để được xem xét lại quyết định đã có về việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, người ra quyết định ban đầu về áp dụng thuế chống bán phá giá là Bộ trưởng Bộ thương mại, đồng thời người xử lý khiếu nại về quyết định nói trên của Bộ trưởng Bộ thương mại cũng lại chính là Bộ trưởng Bộ thương mại. Về mặt lý luận, việc quy định hai cấp xét

xử nhưng lại trao quyền xét xử cho một cơ quan thì thực tế không có xét xử hai cấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 77)