Những vấn đề đặt ra trong công tác chống bán phá giá của Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 85 - 87)

3. Không phân loạ

3.1.3.Những vấn đề đặt ra trong công tác chống bán phá giá của Việt Nam

Thứ ba, ở Việt Nam còn xảy ra hiện tượng bán hàng hóa với giá thấp để bị thua lỗ.

Hiện tượng này thường xảy ra ở các công ty liên doanh giữa một bên là phía Việt Nam, một bên là đối tác nước ngoài có khả năng dồi dào về tài chính, nhằm mục đích đẩy phía Việt Nam ra khỏi liên doanh, biến liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài. Đối tác nước ngoài quyết định bản sản phẩm với giá thấp, khiến cho công ty bị thua lỗ trong một thời gian, phía Việt Nam do tiềm lực kinh tế không lớn, năng lực cán bộ tham gia liên doanh không ngang tầm quản lý đã phải nhường lại phần vốn của mình cho họ. Ví dụ như liên doanh Coca - Cola Ngọc Hồi. Việc bán phá giá như thế này chỉ có phía Việt Nam chịu thiệt hại, còn phía nước ngoài thì vẫn có lãi, thông qua việc cung cấp nguyên liệu, công nghệ, thiết bị giá cao.

Tất cả hiện tượng bán phá giá nói trên đều mới chỉ là những nhận định ban đầu vì chúng ta chưa tổ chức một cuộc điều tra chống bán phá giá nào chính thức. Tuy nhiên, với những hiện tượng đã đề cập có thể khẳng định tình trạng bán phá giá hàng hóa vào thị trường Việt Nam ngày càng phổ biến.

3.1.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác chống bán phá giá của Việt Nam Việt Nam

Thứ nhất, pháp luật chống bán phá giá Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện nay, chúng ta đã có những văn bản quan trọng nhất về lĩnh vực này như: Luật Thuế xuất khẩu nhập khẩu năm 2005, Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 và một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, các quy định trong các văn bản trên mới chỉ

hoặc là những quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, sơ sài, chưa có được một hệ thống quy định đầy đủ, rõ ràng và thống nhất. Ví dụ: quy định "gây khó khăn cho sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam" rất chung chung. Theo ADA, để có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá thì phải xác định được thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu gây ra cho ngành sản xuất trong nước, do vậy với quy định trên, việc xác định hành vi bán phá giá mang nặng tính chủ quan, không có cơ sở. Điều này cũng tạo ra một cơ chế không minh bạch, thiên về bảo hộ sản xuất trong nước. Hoặc là nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan điều tra, Hội đồng xử lý vụ việc, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, đặc biệt là quy trình điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá vẫn chưa được quy định chi tiết… Do đó, việc thực thi pháp luật chống bán phá giá chắc cũng chỉ dừng lại ở mức xem xét từng vụ việc cụ thể để đưa ra quyết định có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của hành vi bán phá giá hay không. Điều này khiến chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với các thủ đoạn bán phá giá tinh vi của doanh nghiệp lớn của nước ngoài.

Thứ hai, việc tổ chức thực thi pháp luật chống bán phá giá còn yếu. Vấn đề tổ chức thực hiện hiệu quả, thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tổ chức bộ máy thực thi, năng lực cán bộ điều tra, sự am hiểu pháp luật của các tổ chức cá nhân có liên quan. Có thể nói rằng điều tra chống bán phá giá là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Nước ta đang ở trong quá trình hội nhập kinh tế nên lĩnh vực này còn khá mới mẻ, điều kiện nền tảng cho việc thực thi pháp luật chống bán phá giá mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu hình thành.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết và không có kinh nghiệm trong việc chống bán phá giá. Việt Nam có khoảng hơn 500 ngàn doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực, ngành nghề với rất nhiều hiệp hội như Hiệp hội Cà phê Ca cao, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Da giầy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản,… Thực tế

cho thấy hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, kiểu "mạnh ai người ấy làm" hoặc "làm tất ăn cả", chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình. Hơn nữa, các hiệp hội do nguồn lực có hạn, chưa phát huy hết vai trò và năng lực trong quản lý, định hướng, nhất là hiệp hội ở các địa phương còn yếu kém, chưa tạo dựng được một sức mạnh đại diện cho tập thể đủ lực để cạnh tranh. Hoạt động của Hiệp hội còn có nhiều mặt hạn chế. Một số Hiệp hội chưa thực sự đồng lòng trong mọi việc, mọi thời cơ nên chưa mạnh, cá biệt giữa các hội viên còn để xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán trên cùng một thị trường, với một khách hàng, gây nhiều bất ổn, tổn hại đến lợi ích chung... Tìm hiểu kỹ có thể thấy nguyên nhân sâu xa của những bất cập trên là chưa có đồng bộ văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động của Hiệp hội phù hợp với bối cảnh mới. Các văn bản trước đây vừa thiếu vừa chồng chéo, không nêu rõ chức phận của Hiệp hội cùng vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan đối với từng loại hình Hiệp hội, nhất là các Hiệp hội ngành hàng có tham gia vào xuất khẩu. Đa phần các Hiệp hội hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, không có trụ sở riêng; nhân sự thường không chuyên trách và trình độ nghiệp vụ-ngoại ngữ chưa chuyên sâu; kinh phí tuy nhiều nguồn từ ngân sách, hội phí, cung cấp dịch vụ và các khoản tài trợ nhưng chưa đủ và không ổn định. Một thực tế là kiến thức về pháp luật của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 85 - 87)