Về biên độ thiệt hạ

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 51 - 52)

3. Không phân loạ

2.2.1.5. Về biên độ thiệt hạ

Theo quy định của WTO, mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ phá giá. Vận dụng quy tắc này, nhiều nước đã có quy định cho phép tính mức thuế thấp hơn biên độ phá giá (ví dụ: Thái Lan, EU) để tính đến lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích người tiêu dùng.

Về vấn đề này, pháp luật Ấn Độ có sự vận dụng linh hoạt theo hướng quy định mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại tùy theo biên độ nào thấp hơn. Cách quy định này cho phép cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ có thể xác định một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá không phải để bảo vệ người tiêu dùng hay cộng đồng (mục tiêu này không được nhắc đến trong pháp luật Ấn Độ) mà là để đảm bảo tính chất của biện pháp chống bán phá giá theo pháp luật Ấn Độ là khắc phục những thiệt hại do việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và thông qua đó đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành sản xuất trong nước.

Biên độ thiệt hại được tính bằng chênh lệch giữa Giá không bị thiệt hại (non-injury price - NIP) và Giá trị của hàng hóa liên quan tại thời điểm nhập khẩu (landed value). NIP là giá bán hợp lý của hàng hóa tương tự mà ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ có thể bán được trong điều kiện thương mại công bằng (được tính bằng tổng số của Giá sản xuất; Chi phí hành chính, bán hàng, chung; và Lợi nhuận hợp lý). Landed value được xác định trên cơ sở giá CIF nhập khẩu của hàng hóa bị điều tra (có thực hiện một số điều chỉnh liên quan đến các chi phí phải trả cho việc nhập khẩu và cộng thêm Thuế quan cơ sở đánh vào hàng hóa đó khi nhập khẩu) [27].

Quy định này khiến cho cơ quan có thẩm quyền điều tra của Ấn Độ mất thêm công sức, thời gian và nhân lực để xác định thêm Biên độ thiệt hại bên cạnh Biên độ phá giá. Tuy nhiên, với cách tính toán này, việc xác định một mức thuế chống bán phá giá thấp hơn hay bằng biên độ phá giá không

phụ thuộc vào quyết định chủ quan của cơ quan có thẩm quyền mà dựa trên cơ sở biên độ thiệt hại được tính toán chi tiết và có căn cứ pháp lý cụ thể.

Phương pháp này cho phép xác định được một mức thuế phù hợp đủ để khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước mà vẫn đảm bảo có thể thấp hơn biên độ phá giá trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không tính đến các lợi ích cộng đồng hay lợi ích của người tiêu dùng khi xác định mức thuế chống bán phá giá (trong khi yếu tố này lại rất được chú trọng trong pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam).

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)