Pháp luật chống bán phá giá của Indonesia

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 63)

3. Không phân loạ

2.4.1. Pháp luật chống bán phá giá của Indonesia

2.4.1.1. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá

Pháp luật chống bán phá giá của Indonesia về cơ bản được xây dựng dựa trên các quy định về chống bán phá giá của WTO (trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO). Bên cạnh đó, có một số nét đặc trưng riêng trong pháp luật chống bán phá giá của Indonesia.

Cơ quan có thẩm quyền:

- Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia - Bộ Thương mại và Công nghiệp (bao gồm đại diện của Bộ Thương mại Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp; Nhóm Điều tra Chống bán phá giá chịu trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban này) là cơ quan ra quyết định khởi xướng điều tra, trực tiếp thực hiện việc điều tra, đề xuất giải pháp xử lý;

- Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp có thẩm quyền quyết định biện pháp chống bán phá giá (tạm thời và cuối cùng), cam kết về giá trên cơ sở đề xuất của Ủy ban;

- Bộ trưởng Tài chính quyết định mức thuế chống bán phá giá thực thu trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Thương mại Công nghiệp.

Các thời hạn điều tra:

- Khởi xướng điều tra: 30 ngày kể từ ngày nhận đơn kiện

- Trả lời bảng hỏi: 30 ngày

- Biện pháp tạm thời: Không sớm hơn 60 ngày và không kéo dài quá 4 tháng - 6 tháng nếu gia hạn (6-9 tháng nếu mức thuế tạm thời thấp hơn biên độ phá giá)

- Kết thúc điều tra: 12 tháng kể từ ngày khởi xướng điều tra (gia hạn đến 18 tháng)

Những vấn đề cần lưu ý để vận dụng:

- Luật chống bán phá giá Indonesia cho phép hiệp hội người tiêu dùng và các ngành sản xuất được cung cấp thông tin

- Lựa chọn bị đơn: mẫu ngẫu nhiên hoặc bị đơn có lượng nhập khẩu nhiều nhất

- Thông tin sẵn có: Nếu các bên liên quan từ chối cung cấp thông tin hoặc không nỗ lực tìm kiếm thông tin hoặc cản trở điều tra thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra kết luận cuối cùng trên cơ sở thông tin sẵn có

- Thời điểm bắt đầu áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức: Thời điểm Bộ trưởng Tài chính ra quyết định về mức thuế chống bán phá giá

- Rà soát lại: Rà soát do thay đổi hoàn cảnh

Về thông tin:

- Các bên liên quan được tạo cơ hội xem xét tất cả các thông tin liên quan (không phải là thông tin mật) trong vụ điều tra

- Các bên có thể được cơ quan điều tra thông báo về các chứng cứ và thực tế được sử dụng để ra kết luận cuối cùng

- Khi xác định có chứng cứ sơ bộ về bán phá giá gây thiệt hại (trước khi ra kết luận sơ bộ), cơ quan điều tra thông báo với các bên về việc này và các bên có 30 ngày kể từ ngày được thông báo để cung cấp thông tin hoặc phản hồi

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)