PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 56)

3. Không phân loạ

2.3. PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC

2.3.1. Nội dung quy định pháp luật về chống bán phá giá

Nguồn luật chính điều chỉnh các mối quan hệ trong ngoại thương của Trung Quốc là Luật Ngoại Thương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Luật này có 11 chương bao gồm các điều khoản chung, thương nhân ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hóa và công nghệ, thương mại quốc tế trong dịch vụ, bảo hộ các lĩnh vực khác liên quan đến thương mại như quyền sở hữu trí tuệ, trật tự trong ngoại thương, các cuộc điều tra ngoại thương, biện pháp ngoại thương, xúc tiến ngoại thương, trách nhiệm pháp lý và các điều khoản thi hành. Các quy định về chống bán phá giá thuộc chương về các biện pháp khắc phục ngoại thương.

Năm 1997 Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã ban hành các quy định và thủ tục kiện chống bán phá giá và đối kháng thực thi Điều 30 của Luật Ngoại thương, gọi là các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (thường được gọi là Quy định cũ). Bên cạnh đó, trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này cũng đã ban hành một số quy định và luật lệ mới để phù hợp với Hiệp định chống bán phá giá của WTO. Sau khi đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Trung Quốc lại tiếp tục cho ban hành nhiều quy định mới thay thế các chính sách và quy định đã lỗi thời (vào 12/2001 và 3/2004) và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quy

định mới về chống bán phá giá được đưa ra một cách toàn diện và cụ thể với 59 điều khoản trong 6 chương. Các quy định này được chi tiết hóa bởi rất nhiều các quy định tạm thời do Bộ Hợp tác Kinh tế và Ngoại thương và Hội đồng nhà nước về Thương mại và Kinh tế ban hành.

Theo nghị quyết của Quốc hội về Cải cách thể chế của Ủy ban nhà nước và thông báo của Ủy ban Nhà nước về cơ cấu tổ chức thì Chính phủ Trung Quốc phải xem xét kỹ lưỡng việc cơ cấu lại then chốt vào tháng 03/2003. Do vậy Bộ Thương mại được thành lập để đảm nhận trách nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Ngoại thương và Hội đồng nhà nước về Thương mại và Kinh tế, trong đó có vai trò điều chỉnh bán phá giá và trợ cấp. Về thay đổi cơ cấu tổ chức, Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp đã được sửa đổi vào tháng 3/2004 và có hiệu lực từ 01/06/2004. Quy định về chống bán phá giá năm 2004 bao gồm nhiều vấn đề từ xác định việc bán phá giá, tính toán biên độ, xác định thiệt hại, quy trình điều tra, thuế chống bán phá giá, cam kết về giá, rà soát cuối kỳ và thông báo. Vào tháng 10/2003, Trung Quốc đã ban hành "Quy định về thiệt hại ngành trong cuộc điều tra chống bán phá giá" và "Quy định về thiệt hại ngành trong cuộc điều tra chống trợ cấp".

2.3.1.1. Cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, ba cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc điều tra chống bán phá giá là Bộ thương mại, Ủy ban Thuế Quan thuộc Hội đồng nhà nước và Tổng cục Hải Quan. Về phía Bộ thương mại, hai cơ quan có chức năng điều tra chống bán phá giá là Ban thương mại công bằng chịu trách nhiệm xác định biên độ phá giá và Ủy ban điều tra thiệt hại chịu trách nhiệm xác định thiệt hại do bán phá giá gây ra đối với các ngành sản xuất trong nước. Hai cơ quan nói trên đều có thẩm quyền xác định nguyên nhân, tuy nhiên Ban thương mại công bằng sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm khởi xướng điều tra. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng là cơ quan có quyền quyết định chấm dứt điều tra, áp mức thuế tạm thời hoặc chấp nhận cam kết giá về giá.

Ủy ban Thuế quan Hội đồng Nhà nước là cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá (tạm thời và chính thức) trên cơ sở các kết luận điều tra của Bộ Thương mại. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm thu các khoản thuế này.

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)