3. Không phân loạ
2.3.2.1. Tình hình điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc
Trung Quốc áp dụng biện pháp chống bán phá giá lần đầu tiên đối với mặt hàng giấy in báo từ Mỹ, Canada, Hàn Quốc vào năm 1997. Đến nay, số vụ chống bán phá giá và các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng đã tăng lên đáng kể. Số liệu các vụ điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc được thể hiện tại Bảng 2.7 và Bảng 2.8.
Bảng 2.7: Các vụ điều tra chống bán phá giá do Trung Quốc tiến hành giai đoạn 1995-2010 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Khởi xướng điều tra 3 2 11 14 30 22 27 24 10 4 14 17 8 186 Áp dụng biện pháp chống bán phá giá 3 2 5 5 33 14 16 24 12 4 12 15 145 Nguồn: www.wto.org.
Trung Quốc còn áp dụng biên độ thuế suất tương đối lớn với mức thuế suất trần rất cao tương đối cao so với các nước khác (lên tới 144%).
Bảng 2.8: Các vụ điều tra bán phá giá do Trung Quốc tiến hành (phân theo mặt hàng), 1995-2010
Ngành hàng Số vụ Tỷ trọng
Hóa chất và các ngành phụ trợ 105 56,5
Vật liệu nhựa và sản phẩm từ nhựa, cao su và sản phẩm từ cao su
39 21
Giấy 12 6,5
Kim loại thường 11 5,9
Khác 19 11,1
Tổng 186 100
Nguồn: www.wto.org.
Hầu hết các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đều được nhắm tới các nhà xuất khẩu mặt hàng hóa chất của nước ngoài (chiếm 56,5%), sau đó là các nhà xuất khẩu vật liệu nhựa, cao su, giấy, kim loại thường. Trước đây, hiếm khi các doanh nghiệp Trung Quốc phản ứng lại các cuộc điều tra chống bán phá giá của các nước nhập khẩu. Nhưng đến năm 2002, tỷ lệ các doanh nghiệp Trung Quốc phản kháng lại các vụ kiện lên tới 70%, và 100% đối với các vụ kiện của Mỹ và EU. Các doanh nghiệp Trung Quốc giành thắng lợi 4 trong 5 vụ kiện mà Mỹ khởi xướng (Xie Yuandong, 2002). Điều đó cho thấy Trung Quốc đã thực sự sẵn sàng và đầy nỗ lực khi sử dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành công nghiệp và doanh nghiệp nước mình.