Hiện nay, một số tổ chức quốc tế tiến hành phân loại các nước theo cách thức khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau như các phân loại của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Liên Hợp Quốc hay của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). WTO phân chia các nước thành viên thành 3 nhóm chính theo tiêu chuẩn phân loại của Liên Hợp Quốc: các nước phát triển (developed countries), các nước đang phát triển (developing countries) và các nước kém phát triển (least developed countries) Ngoài ra trong WTO còn có các nước có nền kinh tế chuyển đổi (transition economies).
- Kém phát triển (chậm phát triển): Các thành viên được xếp vào loại này căn cứ vào những tiêu chuẩn phân loại của Liên hợp quốc và hiện nay WTO có khoảng 50 thành viên thuộc loại này. Liên hợp quốc sử dụng ba tiêu chí sau đây để xác định các nước kém phát triển, theo đề nghị của Ủy ban chính sách phát triển (CDP): Mức thu nhập thấp, dựa trên giá trị bình quân của chỉ số Tổng thu nhập quốc gia trên đầu người hàng năm trong vòng ba năm dưới 750 đô la Mỹ; Nguồn lực con người nghèo nàn: Chỉ số tài sản con người thấp hơn một mức nhất định; Nền kinh tế dễ bị tổn thương: Chỉ số mức độ dễ tổn thương về kinh tế thấp hơn một mức nhất định [32].
- Nước có nền kinh tế chuyển đổi: Các thành viên xếp vào loại này là những nước trước đây có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang nền kinh tế thị trường.
- Nước đang phát triển: Đây là nhóm thành viên đông đảo nhất của WTO. Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về việc nước nào được coi là đang phát triển. Việc xác định một quốc gia đang phát triển được thực hiện theo nguyên tắc "tự nhận".
nhóm trên và hầu hết đó là những nước thành viên của OECD. Có khoảng trên 40 nước bao gồm nhóm bảy nước công nghiệp đứng đầu thế giới (thường được gọi là nhóm G7) và các nước công nghiệp phát triển khác. Các nước thuộc nhóm G7 là Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada. Những nước này nằm trong số những quốc gia có quy mô GNP lớn nhất thế giới. Các nước công nghiệp khác bao gồm phần lớn các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu cùng với Úc và New Zealand, có mức thu nhập trên đầu người đạt trên 15.000 đô la Mỹ, chỉ số phát triển con người (HDI) cao, phúc lợi xã hội cao, hoàn cảnh kinh tế xã hội ổn định.
Với cách phân chia như vậy thì hiện nay hơn 2/3 số thành viên của WTO là các nước đang phát triển, kém phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ “nước đang phát triển” được hiểu áp dụng rộng cho cả ba nhóm này. Theo công bố ngày 01/7/2012, Ngân hàng Thế giới phân loại thu nhập theo tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người theo bốn mức cụ thể như sau: Thu nhập thấp 1.025 đô la hoặc ít hơn; Thu nhập trung bình thấp từ 1.026 đô la đến 4.035 đô la; Thu nhập trung bình cao: từ 4.036 đô la đến 12.475 đô la; Thu nhập cao: 12.476 đô la hoặc cao hơn [35]. Sự phân chia này bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển.Các nền kinh tế có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp đôi khi được gọi là các nền kinh tế đang phát triển. Thuật ngữ này được sử dụng cho tiện, không có nghĩa là tất cả các nền kinh tế trong nhóm đang trải qua sự phát triển tương tự hoặc các nền kinh tế khác đã đạt đến một giai đoạn được ưu tiên hoặc giai đoạn cuối của sự phát triển. Từ nửa sau thế kỷ XX, nhiều nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh đã tìm kiếm được con đường phát triển đúng đắn cho đất nước mình và vươn lên hàng đầu giữa các nước đang phát triển, trở thành các nước công nghiệp mới với mức thu nhập trung bình cao trở lên.