Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 92 - 95)

3. Không phân loạ

3.2.3. Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá

cuộc điều tra chống bán phá giá

Trong các cuộc điều tra chống phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng còn chính phủ chỉ đóng vai trò trọng tài và quyết định theo những chứng cứ, thông tin được trình bày trong các quy định của WTO (đối với các thành viên WTO) hoặc theo các Hiệp định song phương (đối với trường hợp ít nhất một bên trong vụ kiện chưa là thành viên của WTO). Doanh nghiệp sẽ chính là người trình đơn kiện bán phá giá lên cơ quan chuyên trách của Nhà nước khi phát hiện ra việc bán phá giá của hàng nhập khẩu vào trong nước mình. Cũng theo quy định của WTO thì để đơn kiện được chấp nhận thì các

nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế chống bán phá giá phải chiếm trên 50% sản lượng của các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc chống lại kiến nghị và phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất. Như vậy, để một doanh nghiệp đứng ra kiện bán phá giá thì khó lòng có thể được chấp nhận nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam vừa yếu lại vừa nhỏ. Cho nên thường thì các Hiệp hội ngành hàng sẽ đứng ra thay mặt doanh nghiệp khiếu kiện bán phá giá bởi vì các Hiệp hội này hội đủ số doanh nghiệp cần thiết để đủ quyền tham gia khiếu kiện và chính các Hiệp hội mới có nhiều điều kiện để cung cấp và thẩm định nhiều thông tin liên quan tới việc nhà xuất khẩu bán phá giá, giá bán trong nước, chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu,... Do đó, chúng ta cần có giải pháp phát huy vai trò này của các Hiệp hội trong các cuộc điều tra chống phá giá.

Ở Việt Nam đến này đã có trên 30 Hiệp hội ngành hàng trong đó có 12 Hiệp hội bao quát các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong quá trình hoạt động của mình, các Hiệp hội đã chứng minh vị thế không thể thiếu vắng của mình trong sự sôi động của nền kinh tế thị trường. Hiệp hội đã trở thành mái nhà chung của các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn. Hiệp hội Dệt may đã có 451 hội viên, con số đó của Hiệp hội Cà phê ca cao là 110 và Lương thực là 71, Hiệp hội Gỗ là 200. Một số Hiệp hội còn mở chi nhánh, lập câu lạc bộ để trải rộng tầm hoạt động. Các Hiệp hội đã thể hiện được khả năng là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, hội tụ tiếng nói của các hội viên về cơ chế, chuyển tải tới cơ quan nhà nước các cấp. Hiệp hội cũng tham gia bảo vệ quyền lợi cho hội viên, như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam hăng hái trong việc giải quyết vụ kiện cá basa, Hiệp hội Da giày cũng có vai trò tương tự khi xảy ra vụ kiện giày và đế giày không thấm nước...

Trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để Hiệp hội có thể phát huy tích cực và hiệu quả vai trò của mình trong các cuộc điều tra chống bán phá giá thì đòi hỏi Hiệp hội phải hoạt động một cách có tổ chức và chuyên nghiệp hơn. Thực tế trong vụ Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra cá basa vào thị trường Mỹ

cho thấy dù Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ không phải là một Hiệp hội ngành hàng lớn ở Mỹ nhưng họ hoạt động rất chặt chẽ và rất có tổ chức và cuối cùng đã thắng trong vụ kiện này. Muốn các Hiệp hội hoạt động có tổ chức, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định pháp luật mới đối với hoạt động của Hiệp hội, theo đó nên quy định nhiệm vụ của các Hiệp hội về đối nội là trung tâm để đề xuất định hướng, quy hoạch, chính sách phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế quốc gia và đối với riêng ngành hàng. Trên cơ sở đó hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường và khách hàng tới từng hội viên; cổ vũ các doanh nghiệp áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; đầu mối tổ chức liên kết giữa các thành viên trên cơ sở tự nguyện. Mặt khác, Hiệp hội cũng cần tích cực khuyến cáo doanh nghiệp đề cao văn hóa trong kinh doanh, coi trọng chữ tín mà trước hết là tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Ra quốc tế, Hiệp hội cần tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của các hội viên trên thương trường, thay mặt các hội viên tranh tụng; hợp tác với các Hiệp hội tương ứng nước ngoài.

Sức mạnh của Hiệp hội phụ thuộc rất nhiều vào các hội viên do đó Hiệp hội cần phải thu hút nhiều hội viên mới là những doanh nghiệp hoạt động nổi trội. Hiệp hội cũng cần phải có bộ máy đủ mạnh với những người cầm trịch uy tín cùng đội ngũ tác nghiệp giỏi. Đi đôi với chế tài, Hiệp hội cũng cần tổ chức tuyên truyền cho các doanh nghiệp thành viên và có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra. Có như vậy mới bảo đảm các hội viên có thể tự giác cùng tiếng nói, chung hành động trước các đối tác, đoàn kết nhất trí vì lợi ích chung không vì lợi ích trước mắt của đơn vị mình mà đi ngược lại, ảnh hưởng xấu đến toàn cục và mới đảm bảo theo kiện đến cùng.

Quá trình theo kiện là một thời gian dài với không ít khó khăn cho nên Hiệp hội cũng cần phải chủ động tích cực tìm kiếm bằng chứng xác minh hành vi bán phá giá, xác minh thiệt hại, phối hợp với cơ quan nhà nước chứ không nên trông chờ ỷ lại vào cơ quan điều tra của Nhà nước, tích cực tham gia vào các

cuộc tham vấn, tranh luận với bên bị đơn như vậy mới đảm bảo kết thúc vụ kiện được nhanh chóng bởi vì chính doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp bị thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài gây ra. Sau khi đã áp dụng thuế chống bán phá giá thì cũng chính Hiệp hội, các doanh nghiệp cần phải không ngừng điều tra, giám sát chặt chẽ để xem xét liệu có còn hành vi bán phá giá hàng hóa vào nước mình hay không để lại tiếp tục thuế chống bán phá giá.

Nói tóm lại, trong bối cảnh kinh tế như Việt Nam hiện nay thì các Hiệp hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và là nhân tố quyết định thành công của các cuộc điều tra.

Một phần của tài liệu Pháp luật của các nước đang phát triển và Việt Nam về chống bán phá giá (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)