Bảo vệ các quyền con ngƣời thông qua nguyên tắc thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 65)

hình sự.

Chế tài hình sự là chế tài nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật, nó tƣớc bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích cơ bản của con ngƣời nhƣ quyền tài sản, quyền tự do thân thể, thậm chí cả quyền sống. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện bản án, quyết định hình sự phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định tránh sự tùy tiện trong thi hành án, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của

ngƣời bị kết an, gây dƣ luận xấu trong xã hội, xâm phạm pháp chế. Việc thi hành án hình sự phải đảm bảo mục đích của hình phạt là "không chỉ nhằm trừng trị ngƣời phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và cá quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục ngƣời khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tộ phạm". Đồng thời, thi hành án hình sự cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con ngƣời, tránh sự cuyên tạc của các thế lực thù địch đặc biết là trong vấn đề nhân quyền.

Nguyên tắc là những tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật thi hành án hình sự. Những nguyên tắc cơ bản có thể nêu ra nhƣ sau:

Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Thi hành án hình sự là một trong những hình thức thực hiện pháp luật nên nó phải đảm bảo cho pháp luật đƣợc đi vào đời sống phát huy hiệ ulực và đạt đƣợc hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực thi mọi văn bản pháp luật. Bản chất của nó là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội trong đó đòi hỏi các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức và mọi thành viên trong xã hội phải nghiêm chỉnh triệt để tô trọng và chấp hành pháp luật.

Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong thi hành án hình sự, khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật thi hành án hình sự ghi nhận: thi hành án hình sự phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bản án quyết định có hiệu lực thi hành phải đƣợc cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.

Theo đó, thi hành án hình sự không chỉ tuân thủ nội dung của luật thi hành án hình sự mà còn phải đảm bảo những quy định của Hiến pháp và pháp

luật có liên quan nhƣ Bọ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng thời việc thi hành án phải đảm bảo lợi ích của nhà nƣớc, của tổ chức cá nhân bảo gồm cả những lợi ích vật chất và phi vật chất nhƣ uy tín, lòng tin của nhân dân đối với đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các cơ quan, tổ chức cá nhân phải tôn trọng, chấp hành ản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Thời phong kiến, hình phạt hà khắc, hình thức thi hành án tàn khốc, dã man gây đau đớn về thể xác và hạ nhục nhân phẩm con ngƣời.

Nhà nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, mang trong mình bản chất ƣu việt của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Pháp luật của nhà nƣớc là công cụ để duy trì trật tự xã hội bảo vệ con ngƣời. Vì thế pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án hình sự nói riêng mang bản chất nahan đạo và nhân văn sâu sắc. Việc thi hành án hình sự không nhằm hƣớng tới triệt tiêu quyền sống của con ngƣời mà nhằm trừng trị và giáo dục ngƣời phạm tội trở thành ngƣời có ích. Bởi vậy, Luật thi hành án hình sự nghiêm cấm mọi hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo, lăng mạ hạ nhục nhân phẩm của ngƣời chấp hành án, đảm bảo rằng "Những ngƣời bị tƣớc quyền tự do phải đƣợc đối xử nhân đạo và phẩm chất vốn có của con ngƣời phải đƣợc tôn trọng...Chế độ trại giam thi hành án phải nhằm mục đích chính yếu trong việc đối xử với tù nhân là cải tạo đƣa họ trở lai xã hội".

Để ghi nhận nguyên tắc này, Luật thi hành án hình sự 2010 tại khoản 3 Điều 4 đã quy định: thi hành án hình sự bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời chấp hành án.

Thi hành án đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội cũng thể hiện rõ nét chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nƣớc ta. Theo đó, thi hành án với ngƣời chƣa thành nên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát

triển lành mạnh và trở thành ngƣời có ích cho xã hội.

Thứ ba, nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ là bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa. Dân chủ là nguyên tắc xuyên suốt nhằm đảm bảo cho nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật.

Dân chủ trong thi hành án hình sự là đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng pháp luật thi hành án hình sự, thực hiện và giám sát công tác thi hành án. Điều này thể hiện ở chỗ đảm bảo quyền tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Luật thi hành án hình sự; quy định vai trò của nhân dân trong việc giáo dục, cải tạo ngƣời chấp hành án, quy định vai trò phối hợp của nhân dân với các cơ quan thi hành án để đảm bảo nhân dân giám sát quá trình thi hàn án.

Thứ tư, nguyên tắc bình đẳng trong thi hành án hình sự.

Bình đẳng là nguyên tắc hiến định. Điều 52 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: "Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật". Trong thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đẳng đòi hỏi mọi công dân không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội...đều phải nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Mọi chế độ chính sách đối với ngƣời chấp hành án phải đảm bảo thực hiện bình đẳng, công khai.

Thứ năm, nguyên tắc phân hóa trong thi hành án hình sự.

Nhƣ trên đã phân tích, mục đích thi hành án là nhằm trừng trị và giáo dục ngƣời chấp hành án. Vì vậy, để đạt đƣợc mục đích đó, việc thi hành án không thể thực hiện đại trà, đồng loạt với tất cả những ngƣời bị kết án. Bởi lẽ, mỗi hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm riêng, nhân thân ngƣời phạm tội cũng có những nét riêng, trình độ, sức khỏe, giới tính, lứa tuổi...đều yêu cầu phai có những chế độ, cách thức giáo dục, rèn luyện không giống nhau.

Khoản 4 Điều 4 Luật thi hành án hình sự đã quy định: " Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của ngƣời chấp hành án".

Thứ sáu, nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng.

Đây là nguyên tắc pháp lý trong truy cứu trách nhiệm pháp lý, là quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và nhà nƣớc ta, Trong thi hành án hình sự, nguyên tắc này thể hiện ở việc nghiêm khắc trừng trị những kẻ ngoan cố chống đối, khoan hồng với những ngƣời ăn năn hối lỗi. Ghi nhận nguyên tắ này, khoản 6 Điều 4 Luật thi hành án hình sự quy định: "Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi

thường thiệt hại". Để thực hiện nguyên tắc này, Luật thi hành án hình sự quy

định về chế độ khen thƣởng, kỷ luật nghiêm minh, công bằng và kịp thời.

Thứ bảy, nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.

Thi hành án hình sự là một quá trình gồm nhiều khâu, nhiều hoạt động phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến các quyền và lợi ích của ngƣời chấp hành án, đồng thời thể hiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta. Vì thế, mọi hành vi, quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án ủa bất kỳ cơ quan, cá nhân nào cũng phải đƣợc nghiêm trị. Nhất là trong giai đoạn hiện nay các lực lƣợng thù địch, các phần tử phản động lƣu vong đƣa ra chiêu bài "tự do, dân chủ, nhân quyền" thì càng cần đảm bảo pháp chế.

Ngƣời chấp hành án tuy đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Song dù ở tƣ cách nào thì họ vẫn là những con ngƣời và cần thiết phải đảm bảo những quyền con ngƣời cho họ bằng pháp luật. Hành vi, quyết định trái pháp luật ảnh hƣởng trƣớc hết và trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bởi vậy, để đảm bảo quyền con ngƣời của ngƣời chấp hành án trong những trƣờng hợp này, Luật thi hành án hình sự

quy định cho họ quyền đƣợc khiếu nại, tố cáo.

Thứ tám, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia, phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giáo dục, cải tạo người chấp hành án.

Thi hành án hình sự là một quá trình phức tạp, cần sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân mới có thể đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Thi hành án hình sự là nhiệm vụ chung của toàn thể xã hội nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời chấp hành án, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích hợp pháp. Thi hành án hình sự đòi hỏi sự phối hợp giữa gia đình và xã hội cùng với cơ quan thi hành án nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời chấp hành án một cách có hiệu quả và bền vững.

Nguyên tắc này cũng giúp cho hoạt động thi hành án hình sự đƣợc thực hiện nghiêm túc hơn, sự tham gia đông đảo của toàn xã họi vào hoạt động thi hành án hình sự cũng chính là hoạt động giám sát của xã hội đối với hoạt động này, Đặc biệt là trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, việc xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự là một xu thế tất yếu khách quan. Khi đảm bảo đƣợc sự tham gia đông đảo của các lực lƣợng trong giáo dục, cải tạo ngƣời chấp hành án sẽ góp phần khắc phục những sơ hở trong công tác quản lý, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất cho hoạt động thi hành án.

Nguyên tắc này đƣợc ghi nhận tại khoản 8 Điều 4 Luật thi hành án hình sự 2010: "Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo ngƣời chấp hành án".

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)