Hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 106)

Đảm bảo quyền con ngƣời trong pháp luật hình sự là vấn đề mang tính chính trị và pháp lý sâu sắc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang không ngừng đổi mới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoàn thiện pháp luật hình sự bảo đảm quyền con ngƣời là mọt tất yếu khách quan. Việc ban hành Luật thi hành án hình sự (THAHS) đánh dấu bƣớc phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nƣớc ta nói chung, trong THAHS nói riêng; thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án, góp phần bảo vệ An ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp, cải cách hành chính và bảo vệ quyền, lợi ích của ngƣời chấp hành án.

Mặc dù Luật thi hành án hình sự mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011 nhƣng hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án hình sự về bảo vệ các quyền con ngƣời nói riêng là yêu cầu luôn đƣợc đặt ra ở bất kỳ thời điểm nào. Mặt khác, ở một số quy định, Luật thi hành án hình sự 2010 vẫn quy định mang tính định hƣớng, cần phải có văn bản hƣớng dẫn cụ thể làm cơ sở cho việc thực thi.

Việc hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự phải đáp ứng yêu

cầu của việc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.

Theo C.Mác: "quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa xã hội do chế độ kinh tế quyết định" [17, tr.36]. Vì vậy pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án hình sự nói riêng trong việc bảo đảm quyền con ngƣời cần phải đƣợc xây dựng trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống đạo đức của đất nƣớc.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự phải thể chế hóa quan

điểm, chủ trƣơng của Đảng về quyền con ngƣời.

Dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, bảo đảm quyền con ngƣời, lấy việc phục vụ con ngƣời làm múc đích cao nhất đƣợc đề ra trong Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mọi người" [18, tr.134] không những là yêu cầu bức thiết

của mọi nhân dân trong nƣớc mà còn là yêu cầu, xu thế tất yếu của thời đại.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự phải đáp ứng yêu cầu

xây dựng nhà nƣớc pháp quyền.

Một trong những đặc trƣng cơ bản và quan trọng của nhà nƣớc pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa là tính tối cao của pháp luật, theo đó nội dung của pháp luật phải là pháp luật dân chủ, pháp luật đảm bảo các quyền và tự do công dân. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc phải có trách nhiệm trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, các quyền dân chủ của công dân, đồng thời phải "xây dựng và bảo đảm cơ chế hạn chế chính quyền nhằm chống lại mọi sự xâm phạm của Nhà nước đến quyền công dân" [19, tr.93]

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ quốc quốc tế giữa các quốc gia đƣợc diễn ra trên nhiều lĩnh vực của dời sống xã hội trong đó vấn đề quyền con ngƣời đƣợc dặt ở vị trí quan trọng. Trƣớc xu thế đó, quá trình hội nhập, tăng cƣờng hợp tác quốc tế ở nƣớc ta cũng diễn ra mạnh mẽ. Để chủ

động hội nhập kinh tế, quốc tế, khu vực, có thể làm bạn với mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế, trong lĩnh vực nhân quyền, Nhà nƣớc ta luôn tôn trọng và thừa nhận những giá trị tốt đẹp, phổ biến của quyền con ngƣời bằng việc tích cực ký kết và gia nhập các công ƣớc quốc tế và khu vực về quyền con ngƣời; đồng thời nội luật hóa các quy phạm quốc tế đó. Điều này đã đƣợc Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX:

"Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt

Nam đã ký kết hoặc tham gia"[18, tr.134]. Vì vậy, song song với quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực thì việc hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự đảm bảo quyền con ngƣời phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con ngƣời song cũng phải tƣơng xứng với trình độ phát triển của đất nƣớc và trên quan điểm đảm bảo độc lập, tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữa gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng.

Tuy Luật thi hành án hình sự 2010 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thi hành án. Song, về cơ bản, ngoài hình thức thi hành án hình sự có sự thay đổi rõ rệt, các trình tự, thủ tục thi hành cá hình phạt khác không có nhiều thay đổi, chỉ là sự pháp điển hóa các quy định của các văn bản pháp luật đơn hành vào trong Luật. Chính vì thế, một số tồn tại trong những quy định của pháp luật vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Ví dụ nhƣ về công tác tái hòa nhập cộng đồng: hiện nay mới chỉ có nghị định hƣớng dẫn về tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời mãn hạn tù mà chƣa có hƣớng dẫn về tái hòa nhập cộng đồng cho những học sinh từ trƣờng giáo dƣỡng, từ cơ sở giáo dục. Do đó, cần thiết phải ban hành thêm những văn bản hƣớng dẫn về vấn đề này. Trong thời gian tới, theo tác giả luận văn nên sớm soạn thảo và cho ra đời Luật tái hòa nhập cộng đồng quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hình thành cơ quan chuyên trách thực hiện công tác tái hòa nahap cồng đồng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tạo

công ăn việc làm cho các đối tƣợng tái hòa nhập.

THAHS là một quá trình bao gồm nhiều khâu, nhiều hoạt động phức tạp, nhạy cảm tác động trực tiếp đến quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân, quyền tự do dân chủ và những vấn đề nhạy cảm khác của xã hội.

Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong THAHS, căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của Luật và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan nhƣ Bộ luật hình sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 2007 và thực tiễn thi hành hình phạt, biện pháp tƣ pháp trong 15 năm qua. Việc THAHS phải đƣợc thực hiện nghiêm minh, mọi hành vi, quyết định vi phạm pháp luật trong THAHS của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đều phải đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có các hình thức xử lý kỷ luật, trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể quy định "mở" về phƣơng pháp, hình thức thi hành án tử hình, tức là đa dạng về hình thức chứ không chỉ quy định cứng nhắc một hình thức; có các quy định về việc cho phép thân nhân ngƣời bị thi hành án tử hình nhận xác về mai táng; cho phép ngƣời bị thi hành án tử hình đƣợc quyền hiến một phần hoặc toàn bộ cơ thể cho y học hoặc vì nhân đạo xã hội.

Trong trƣờng hợp này nên chăng, pháp luật cũng có quy định về thời hạn thi hành án tử hình, nếu quá thời hạn đó mà các cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định thi hành án tử hình thì không thi hành án tử hình mà chuyển xuống tù chung thân. Chúng tôi nghĩ rằng nếu Nhà nƣớc nghiên cứu, chấp nhận đề xuất này thì sẽ có những tác dụng nhất định:

Một là: Khi quy định thời hạn thì buộc các cơ quan có thẩm quyền phải nghiêm túc thực hiện. Nếu không thực hiện đƣợc thì phải tự chịu trách nhiệm (tƣơng tự nhƣ thời hiệu thi hành bản án, thời hiệu chấp hành hình phạt tù…).

Hai là: Thời hạn (thời gian) quá lâu không thi hành án tử hình cũng làm cho tính thời sự của vụ án hạn chế, tác dụng cũng hạn chế. Chẳng hạn một vụ án xét xử đã 10 năm rồi mới thi hành án tử hình thì dự luận xã hội, thậm chí những ngƣời tiến hành tố tụng cũng không còn nhớ đƣợc nội dung vụ án.

Ba là: Xét về góc độ nhân đạo thì một ngƣời bị thi hành án tử hình, phải biệt giam trong nhiều năm, chờ ngày thi hành án quá dài, họ nuôi hy vọng đƣợc sống, dù hy vọng đó là nhỏ nhoi, mong manh, nhƣng đƣợc họ trân trọng. Pháp luật có nên nhân đạo với họ không?

Ngoài ra, còn một số vƣớng mắc cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể nhƣ thủ tục tố tụng đối với những trƣờng hợp ngƣời bị kết án tử hình chết trƣớc khi thi hành án; chết trƣớc khi nhận đƣợc quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị của Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSNDTC (đối với ngƣời bị kết án tử hình không viết đơn xin ân giảm); chết trƣớc khi nhận đƣợc quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nƣớc; việc thi hành án tử hình đối với trƣờng hợp bản án có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm mà Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình và ngƣời bị kết án tử hình không viết đơn xin ân giảm.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 106)