Vai trò của pháp luật thi hành án hình sự trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 28)

quyền con ngƣời.

Quyền con ngƣời dù là quyền tự nhiên hay quyền pháp lý thì để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn cũng cần có pháp luật. Lời nói đầu Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948 đã khẳng định: "Điều cốt yếu là các quyền

con người phải được bảo vệ bằng pháp luật". Con ngƣời cùng với các quyền

con ngƣời luôn là đối tƣợng phản ánh của hệ thống pháp luật. Và cũng chỉ có thông qua pháp luật các quyền con ngƣời mới đƣợc ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả nhất.

Vai trò đặc biệt quan trọng không thể thay thế của pháp luật trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời đƣợc thể hiện ở những điểm sau:

thức hóa các quyền con ngƣời. Cho dù thừa nhận quyền con ngƣời có nguồn gốc tự nhiên thì các quyền đó cũng không mặc nhiên đƣợc bảo đảm. Về nguyên tắc, các nhà nƣớc chỉ bảo đảm thực hiện các quyền pháp lý, những quyền đã đƣợc pháp luật thừa nhận. Vì thế, chỉ khi các quyền con ngƣời mang tính pháp lý nó mới có đƣợc những giá trị hiện thực. Chỉ có pháp luật – công cụ quyền lực nhất của nhà nƣớc mới có thể chuyển những nghĩa vụ đạo đức thành những nghĩa vụ pháp lý trong việc tôn trọng quyền con ngƣời.

Pháp luật thi hành án hình sự - bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung cũng không nằm ngoài sứ mệnh cao cả đó. Đặc điểm đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật của quyền con ngƣời cũng mang trong mình những nét đặc thù. Một trong những nét đặc thù ấy chính là sự thể chế hóa các quyền con ngƣời trong mỗi ngành luật khác nhau thì khác nhau. Nó phụ thuộc vào các quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh. Pháp luật thi hành án hình sự điểu chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành bản án, quyết định hình sự. Vì thế, pháp luật thi hành án hình sự pháp lý hóa các quyền con ngƣời của những chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội ấy.

Thứ hai, pháp luật là công cụ bảo đảm giá trị hiện thực của quyền con

ngƣời. Nhƣ trên đã phân tích, chỉ khi quyền con ngƣời đƣợc pháp lý hóa thì chúng mới thực sự đƣợc bảo đảm. Bởi lẽ, pháp luật với tính chất quyền lực của mình là công cụ cƣỡng chế thi thành đối với mọi chủ thể trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền con ngƣời, kể cả những ngƣời có quyền lực, ban hành ra pháp luật.

Nhà nƣớc, với chức năng quản lý và trấn áp của mình không chỉ ghi nhận các quyền của những chủ thể tham gia vào quá trình thi hành án hình sự bằng hệ thống pháp luật thi hành án hình sự mà còn thông qua pháp luật để kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của cá cơ quan đảm bảo thực hiện các quyền đó.

quan hệ xã hội này đều có thể biết rõ những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Đồng thời, đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị vi phạm trong quá trình tham gia vào quan hệ pháp luật thi hành án hình sự.

Pháp luật thi hành án hình sự là phƣơng tiện thực hiện các cam kết quốc tề về bảo vệ các quyền con ngƣời trong thi hành án hình sự. Thông qua quá trình "nội luật hóa" cá quy phạm pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời mới đảm bảo những cam kết quốc tế về vấn đề này đƣợc thực hiện trên thực tế. Bởi lẽ, nếu các cam kết quốc tế không trở thành quy phạm pháp luật quốc gia thì đó chỉ là những cam kết trên giấy tờ mà không đƣợc đảm bảo hiệu lực trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)