Bảo vệ quyền con ngƣời trong thi hành các hình phạt chính khác.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 47)

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 thì ngoài các hình phạt chính: tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn còn có các hình phạt chính khác: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất.

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có

nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.” Hình phạt

cảnh cáo đƣợc thi hành ngay tại phiên tòa do Tòa án nhân danh Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công khai lên án ngƣời phạm tội . Với hình phạt này ngƣời bị kết án không bị tƣớc bỏ hay bị hạn chế quyền con ngƣời. Việc Tòa án công khai lên án ngƣời phạm tội chỉ gây ra những tổn thất nhất định về tinh thần.

Hậu quả pháp lý đƣa lại đối với ngƣời bị kết án là án tích trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, “ trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện rõ rệt và đã lập công, được cơ

quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã

đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định

Phạt tiền đƣợc áp dụng vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định. Với bản chất là “tƣớc đoạt một khoản tiền nhất định của ngƣời bị kết án”. “Với đặc trƣng riêng là việc tƣớc bỏ lợi ích kinh tế của ngƣời phạm tội, hình phạt tiền có một cách thức tác động độc đáo đối với ngƣời phạm tội để tạo ra hiệu quả của hình phạt. Trong những trƣờng hợp nhất định, cách thức tác động này có ƣu thế hơn hẳn so với những cách thức tác động khác, và trong nhiều trƣờng hợp nếu không có sự hỗ trợ của hình phạt tiền thì việc giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội, giáo dục riêng, phòng ngừa chung không thể đạt đƣợc một cách triệt để” .[46, tr.111].

Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự giám sát, giáo dục ngƣời chấp hành án tại xã, phƣờng, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nƣớc theo bản án đã có hiệu lực.

Thi hành án treo là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự giám sát, giáo dục ngƣời bị phạt tù đƣợc hƣởng án treo trong thời gian thử thách.

Về cơ bản ngƣời bị thi hành án phạt cải tạo không giam giữ và ngƣời bị thi hành án treo vẫn đƣợc hƣởng các quyền công dân: nếu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, ngƣời lao động nếu đƣợc tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì đƣợc bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, đƣợc hƣởng tiền lƣơng và chế độ khác phù hợp với công việc mà

mình đảm nhiệm, đƣợc tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.

Ngƣời chấp hành án không thuộc trƣờng hợp trên đƣợc Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để ngƣời đó tìm việc làm.

Ngƣời chấp hành án đƣợc cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì đƣợc hƣởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

Ngƣời chấp hành án thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi theo quy định của pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, ngƣời đang hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn đƣợc hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Ngƣời chấp hành án có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục việc chấp hành án xem xét đề nghị rút ngắn thời gian cải tạo không giam giữ, thời gian thử thách.

Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự buộc ngƣời chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hình phạt này chỉ áp dụng với đối với ngƣời nƣớc ngoài phạm tội. Ngƣời bị phạt trục xuất đƣợc phép mang theo tài sản hợp pháp của mình khi bị buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian lƣu trú tại Việt Nam để chờ xuất cảnh, ngƣời chấp hành án phạt trục xuất đƣợc hƣởng chế độ ăn, ở, sinh hoạt, thăm gặp, khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)