Bảo vệ quyền con ngƣời trong thi hành các hình phạt bổ sung.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 49)

Theo khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999, các hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cƣ trú; quản chế; tƣớc một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); trục xuất (khi không áp dụng là

hình phạt chính). Trong mục này, ngƣời viết không đề cập đến thi hành hình phạt tiền và trục xuất (đã đƣợc xem xét ở mục 2.3).

Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm

công việc nhất định là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật thi

hành án hình sự buộc ngƣời phải chấp hành án không đƣợc đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Biện pháp này đƣợc áp dụng khi xét thấy nếu để ngƣời bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời gian cấm là từ một đến năm năm. Ngƣời chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có các quyền sau đây: Đƣợc ứng cử, bổ nhiệm, đề bạt vào chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc không bị cấm; Có thể đƣợc tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đã bị cấm sau khi chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Đƣợc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định khi hết thời hạn phải chấp hành.

Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo

quy định của Luật thi hành án hình sự buộc ngƣời chấp hành án không đƣợc tạm trú, thƣờng trú ở một số địa phƣơng nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thời hạn cấm cƣ trú từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Ngƣời bị phạt cấm cƣ trú có quyền: - Đƣợc đến địa phƣơng bị cấm cƣ trú khi có lý do chính đáng và đƣợc sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cƣ trú; thời gian lƣu trú do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, nhƣng mỗi lần không đƣợc quá 05 ngày; - Đƣợc lựa chọn nơi cƣ trú ngoài nơi đã bị cấm. - Đƣợc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cƣ trú khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự buộc ngƣời chấp hành án phải cƣ trú, làm ăn sinh sống ở một địa phƣơng nhất định dƣới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phƣơng theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Ngƣời chấp hành hình phạt quản chế có quyền: - Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế; - Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà ngƣời chấp hành án phạt quản chế không đƣợc làm theo quy định của pháp luật; đƣợc hƣởng thành quả lao động do mình làm ra; - Tự do đi lại trong phạm vi xã, phƣờng, thị trấn nơi quản chế; -Đƣợc xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 95 của Luật thi hành án hình sự

Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm

quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự tƣớc bỏ một hoặc một số quyền công dân của ngƣời chấp hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hình phạt này áp dụng đối với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trƣờng hợp do Bộ luật hình sự quy định. Theo đó, ngƣời bị kết án có thể bị tƣớc một hoặc một số quyền công dân sau: Quyền ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nƣớc; Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc và quyền phục vụ trong lực lƣợng vũ trang nhân dân. Thời hạn bị tƣớc một số quyền công dân là từ một đến năm năm. Các quyền công dân khác vẫn đƣợc đảm bảo.

Tịch thu tài sản là tƣớc một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của

ngƣời bị kết án sung quỹ nhà nƣớc. Hình phạt này chỉ áp dụng đối với ngƣời bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trƣờng hợp do Bộ luật hình sự quy định. Ngƣời bị thi hành hình phạt tịch thu tài sản chỉ bị tƣớc quyền sở hữu đối với tài sản bị tịch thu, các

quyền khác vẫn đƣợc đảm bảo. Đặc biệt, tƣ tƣởng bảo đảm quyền con ngƣời thể hiện rõ nét trong quy định "khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống" .

Một phần của tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người (Trang 49)